Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu bị phạt thế nào?

Xin hỏi, người lao động có được yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hay không? Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Hiếu (Nghệ An).

Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Người lao động có được yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hay không?

Căn cứ Điều 63, Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc cụ thể như sau:

Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 1 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1, Điều 128 của Bộ luật này.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Theo quy định nêu trên, thì người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một hoặc các bên.

Do đó, người lao động được yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt như thế nào? -0
Ảnh minh họa/ITN

Người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 2, Điều 15, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

1. Không xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

2. Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động theo quy định của pháp luật.

3. Không công khai nội dung chính của đối thoại hoặc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

4. Không bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc.

5. Không cử hoặc cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định.

6. Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

Như vậy, người sử dụng lao động không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo khoản ,1 Điều 6, Nghịđịnh số 12/2022/NĐ-CP)

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 64, Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:

Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 63 của Bộ luật này.

2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1, Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc;

d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:

[1] Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 63, Bộ luật Lao động 2019.

[2] Ngoài nội dung bắt buộc, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

- Điều kiện làm việc;

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).