Luật đất đai 2024 có nhiều điểm tích cực đối với lĩnh vực nông nghiệp

Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm tích cực đối với lĩnh vực nông nghiệp và đất nông nghiệp. Khung khổ pháp luật mới sẽ tạo điều kiện cho đối tượng có khả năng tổ chức sản xuất nông nghiệp tốt hơn, có tiềm lực hơn, có khoa học công nghệ, có vốn nhiều hơn... Điều này rõ ràng giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Agribank hân hạnh đồng hành cùng tọa đàm.

Đây là nhấn mạnh của ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Tọa đàm “Đưa quy định mới về đất nông nghiệp trong Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, ngày 6.3.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, nếu đề cập đến câu chuyện kỳ vọng, thì Luật Đất đai 2024 được kỳ vọng có thể giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xuất khẩu theo định hướng phát triển trong tương lai.

Các quy định của Luật cũng tạo ra không gian sản xuất lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp. Có thể đề cập đến hạn mức nhận chuyển giao cũng đã được nới mạnh mẽ hơn, tiếp tục thúc đẩy tích tụ đất đất đai từ 10 lần hạn mức giao đất lên 15 lần. Rồi kể cả tăng hạn mức về thời gian cho quỹ đất 5% cũng tác động trực tiếp đến sản xuất theo hướng hàng hóa, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn.

Luật đất đai 2024 có nhiều điểm tích cực đối với lĩnh vực nông nghiệp -0
Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Khánh Duy

Cùng với đó là câu chuyện nguồn vốn cho đối tượng tổ chức sản xuất, khi đất nông nghiệp cũng được thế chấp để vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất; là động lực mang tính mở, thu hút đông đảo đối tượng khác trong xã hội tham gia. Về khía cạnh kinh tế, đây là động lực quan trọng để giúp nông nghiệp phát triển theo hướng mạnh mẽ hơn.

Về việc soạn thảo và ban hành các quy định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 nói chung và quy định về đất nông nghiệp nói riêng, Ông Đậu Anh Tuấn nêu quan điểm: Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai, rất cần xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn. Đây cũng là việc không kém phần khó khăn như quá trình thông qua Luật Đất đai.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, có lẽ điều thách thức nhất trong trong quá trình thực hiện Luật Đất đai mà từ thực tiễn thực hiện Luật Đất đai trong nhiều năm vừa qua là bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống Luật Đất đai so với các văn bản pháp luật khác. Bởi vì hầu như các luật khác đều liên quan đến đất đai. Việc xung đột mâu thuẫn hay sự khác biệt về quy trình sẽ tạo sự đình trệ trên thực tiễn của quá trình thực hiện. Cho nên, chúng ta đã có Luật Đất đai rồi, bên cạnh soạn các Nghị định cho thật tốt thì phải bảo đảm sự đồng bộ của các Luật.

Trong quá trình soạn thảo cần phải lưu ý hơn khi lựa chọn cơ quan soạn thảo chính để đạt hiệu quả cao. Ví dụ, đối với đất nông nghiệp thì trong khi thiết kế chính sách, người chủ trì soạn thảo chính sách này là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn đối với đất đai là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, quan trọng là phải đồng điệu trong thiết kế chính sách, nhất quán trong quá trình xây dựng các chế định và bảo đảm chất lượng của Nghị định.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).