Thành viên của Trung Thuỷ Group bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng

Theo cập nhật mới nhất, Trung Thuỷ Group thuộc sở hữu của của ba cổ đông đều trong gia đình là bà Dương Thanh Thuỷ (sở hữu 80%), ông Nguyễn Văn Trung (chồng bà Thuỷ, sở hữu 10%) và Nguyễn Trung Tín (con trai bà Thuỷ, sở hữu 10%). Vốn điều lệ của doanh nghiệp đang ở mức 800 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thể hiện, năm 2023 của CTCP Trung Thuỷ - Đà Nẵng lãi sau thuế 17 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước.

Đáng chú ý, Trung Thuỷ - Đà Nẵng đã chuyển từ lỗ sang lãi khi vào ngày 3.4.2022, doanh nghiệp thông tin đã lỗ gần 100 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, tại báo cáo tài chính năm 2023 mới đây, doanh nghiệp đã chuyển từ lỗ sang lãi hơn 11 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, việc chuyển từ lỗ sang lãi này không được phía doanh nghiệp thông tin chi tiết.

Thành viên của Trung Thuỷ Group bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng -0
Thành viên của Trung Thuỷ Group bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng -0
Trung Thuỷ - Đà Nẵng chuyển từ lỗ 94 tỷ đồng sang sang lãi 11 tỷ đồng trong năm 2022

Thời điểm kết thúc năm 2023, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 783,5 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 2,33 lần lên 2,55 lần, tương ứng doanh nghiệp này có tổng nợ phải trả ở mức gần 2.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 1.285 tỷ đồng.

Theo dữ liệu trên HNX, Trung Thuỷ - Đà Nẵng đang lưu hành duy nhất lô trái phiếu mã TDNCH2225001 được phát hành ngày 14.1.2022, đáo hạn ngày 14.7.2025. Lô trái phiếu này có tổng giá trị theo mệnh giá phát hành đạt 1.300 tỷ đồng, lãi suất phát hành 10%/năm.

Dữ liệu về doanh nghiệp cho biết, Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái của Trung Thủy Group, thành lập tháng 10.2010 với vốn điều lệ thấp ở mức 6 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Trung Thủy, ông Nguyễn Trung Tín (24%) và ông Nguyễn Văn Trung (25%). Đến đầu năm 2020, công ty tăng vốn khủng, từ 20 tỷ đồng lên 735 tỷ đồng, tương ứng gấp 36,7 lần.

Trung Thủy Đà Nẵng chính là chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng) với diện tích quy hoạch là 36ha và tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm “đắp chiếu”, dự án này đã chính thức được khởi động vào giữa tháng 4.2023.

Tương tự nhiều tập đoàn gia đình khác, quá trình chuyển giao thế hệ tại Tập đoàn Trung Thủy cũng đã được rậm rịch từ nhiều năm trước. 

Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987), người con trai cả của vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy – Nguyễn Văn Trung, đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015. Ông Tín là doanh nhân gây chú ý khi kết hôn với hoa hậu Đặng Thu Thảo. 

Theo cập nhật mới nhất, Trung Thuỷ Group thuộc sở hữu của của ba cổ đông đều trong gia đình là bà Dương Thanh Thuỷ (sở hữu 80%), ông Nguyễn Văn Trung (chồng bà Thuỷ, sở hữu 10%) và Nguyễn Trung Tín (con trai bà Thuỷ, sở hữu 10%). Vốn điều lệ của doanh nghiệp đang ở mức 800 tỷ đồng.

Thành viên của Trung Thuỷ Group bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng -0
Trung Thuỷ Group hiện tại có cơ cấu sở hữu thuộc về các thành viên trong gia đình của bà Dương Thanh Thuỷ (thứ hai, từ trái sang).

Mặc dù được biết đến là “ông lớn” bất động sản nhưng trong những năm gần đây tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Group không có gì làm nổi bật nếu không muốn nói là ảm đạm, kém sắc.

Cụ thể, trong giai đoạn 5 năm gần đây, doanh thu thuần của Trung Thuỷ Group liên tục trồi sụt thất thường. Năm 2018, doanh nghiệp chỉ thu vỏn vẹn 59 tỷ đồng, sau đó tăng lên mức 132 tỷ đồng vào năm 2020 rồi lại rơi về 119 tỷ đồng khi kết thúc năm 2022. Từ giai đoạn 2018 đến 2021, chi phí tài chính của doanh nghiệp liên tục tăng mạnh và bắt đầu giảm vào năm 2022.

Thành viên của Trung Thuỷ Group bất ngờ chuyển từ lỗ sang lãi, nợ phải trả gần 2.000 tỷ đồng -0

Cũng trong giai đoạn nêu trên, khoản tiền lãi mà Trung Thuỷ Group mang về là vô cùng khiêm tốn. Đỉnh điểm vào năm 2020 và năm 2021, lợi nhuận sau thuế của hai năm này cộng vào chưa được 1 tỷ đồng, mức lãi này nếu làm phép so sánh có lẽ chỉ tương đương với shop bán đồ online. Cũng dễ hiểu vì đây là hai năm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đối với khu vực phía nam.

Tuy nhiên, ở năm kinh tế đang đỉnh cao như năm 2018, doanh nghiệp này cũng chỉ báo lãi gần 5 tỷ đồng, không thấm vào đâu nếu so sánh với khối tài sản hàng nghìn tỷ mà Trung Thuỷ Group sở hữu.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho thấy những khó khăn nhất định về dòng tiền của Trung Thuỷ Group khi dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2020-2022 liên tục âm.

Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024
Kinh tế

Bộ Công Thương công bố Bộ chỉ số FTA Index 2024

Chiều 8.4, tại trụ sở Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024.

Xe Hyundai Palisade. (Ảnh: Motor1)
Doanh nghiệp

Khách hàng mua Hyundai Palisade trong tháng 4 được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) vừa chính thức công bố chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua xe Hyundai Palisade trong tháng 4. Theo đó, khách hàng hoàn tất thủ tục mua xe trong thời gian này sẽ được hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ, áp dụng cho mọi số VIN không phân biệt năm sản xuất.

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.