- MSB: Nợ xấu nhảy vọt, tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro
- Vụ khách hàng đến ngân hàng MSB “mua nhầm” bảo hiểm Prudential: Cơ quan Công an chuyển đơn tố cáo đến Ngân hàng Nhà nước
- Đến ngân hàng MSB đáo hạn sổ tiết kiệm, sau nghe tư vấn, khách hàng “mua nhầm” bảo hiểm Prudential
- MSB: Lợi nhuận quý 4 kém sắc, lỗ hàng trăm tỷ mảng chứng khoán
Dữ liệu tài chính quý 3.2023 thể hiện, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam(mã chứng khoán: MSB) có thu nhập lãi thuần đạt hơn 2.437 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản thu nhập từ kinh doanh ngoại hối cũng mang về cho ngân hàng này hơn 565 tỷ đồng, tăng 72%.
Ở chiều ngược lại, một số mảng kinh doanh của MSB kém khả quan như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 234 tỷ đồng, giảm 14%; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh xuống mức hơn 7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 151 tỷ đồng. Ngoài ra, MSB ghi nhận khoản lỗ hơn 12 tỷ đồng từ kinh doanh chứng khoán trong quý 3.2023.
Quý 3, MSB dành hơn 416 tỷ đồng cho trích lập dự phòng trước rủi ro tín dụng. Sau cùng, ngân hàng này báo lãi trước thuế đạt hơn 1.674 tỷ đồng, tăng 12,5% so với quý 3.2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, MSB đạt 5.223 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 8,3% cùng kỳ và hoàn thành 83% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Thời điểm kết thúc quý 3.2023, tổng tài sản tại ngân hàng này đạt 249.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2022. Tổng dư nợ tín dụng khách hàng đạt 141.243 tỷ đồng, tăng 17%.
Ở nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng 49%, tương ứng với 43.662 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng đạt 129.618 tỷ đồng, tăng 11% so với hồi đầu năm.
Về chất lượng cho vay, tổng nợ xấu tại MSB sau 9 tháng là hơn 4.147 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với hồi đầu năm (2.067 tỷ đồng). Đặc biệt nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng mạnh, lần lượt tăng lên 1.214 tỷ đồng và 1.385 tỷ đồng.
Khối nợ xấu “phình to” kéo theo tỷ lệ nợ xấu của MSB tăng từ 1,71% (đầu năm 2023) lên 2,9% vào thời điểm kết thúc quý 3.2023.
Liên quan đến nợ xấu của các nhà băng, Ngân hàng Nhà nước từng đặt "ngưỡng trần" nợ xấu các ngân hàng ở mức 3%, nhằm đánh giá chất lượng tài sản. Khi ngân hàng không kiểm soát được nợ xấu dưới mức này sẽ bị giới hạn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước...