Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Không làm kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch

Về cơ bản, các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết là các bước cụ thể hóa quy hoạch chung, từ bước lập quy hoạch chung đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thẩm định, trình phê duyệt theo quy định. Do vậy, đối với nội dung các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần quy định theo hướng giảm bớt thủ tục lấy ý kiến rộng rãi, không làm kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch, chậm đưa các dự án vào triển khai thực hiện.

Đó là nhấn mạnh của ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) khi góp ý vào dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn tại phiên thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 25.10.

Đồng bộ các quy định quản lý theo ngành với lãnh thổ

Về giải thích từ ngữ, Điều 2 dự thảo Luật quy định: “1. Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ; 3. Nông thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp”.

Tuy nhiên, Điều 4, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định: “2. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. 3. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc Trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phường, thị trấn”.

Theo quy định tại Điều 11, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: “…c) Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;..”.

z5965701754495-697e8db7d41bcc6f05d70ad754bba6a8-9067-477.jpg
Đại biểu Quốc hội Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Như vậy, để đồng bộ giữa các quy định về quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định thẩm quyền của Chính quyền địa phương ở đô thị với Chính quyền địa phương ở nông thôn theo quy định về phạm vi lãnh thổ nêu trên, đại biểu Lã Thanh Tân cho rằng, dự thảo Luật cần nghiên cứu, giải thích làm rõ hơn các khái niệm “đô thị”, “nông thôn” phù hợp với các phạm vi lãnh thổ theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bảo đảm việc phân định phạm vi quản lý lãnh thổ khi thực hiện các nhiệm vụ tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, nông thôn; thực hiện phân loại đô thị và triển khai thực hiện các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội… được đồng bộ và phân định rõ phạm vi quản lý ngành theo lãnh thổ, phù hợp với phạm vi quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương.

Bổ sung nguyên tắc áp dụng sử dụng quy hoạch khi có mâu thuẫn

Về bảo đảm sự phù hợp, tuân thủ của dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị, nông thôn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn.Theo quy định tại Điều 8 dự thảo: “Khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn cùng cấp độ, cùng cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch quyết định quy hoạch được thực hiện; trường hợp cùng cấp độ, khác thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cao hơn quyết định quy hoạch được thực hiện”.

“Khi có sự mâu thuẫn giữa các cấp độ quy hoạch đô thị và nông thôn thì các cơ quan tổ chức lập quy hoạch rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch…”.

z5965706302770-8e7637826a0009fbf1723adecd355535-8634-2447.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Ảnh: Hồ Long

Theo đại biểu, quy định như trên làm phát sinh tình trạng khi một dự án, triển khai thực hiện gặp phải sự không thống nhất giữa các quy hoạch thì phải dừng lại để thực hiện thủ tục chờ cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch được thực hiện; hoặc chờ điều chỉnh các quy hoạch cho thống nhất mới thực hiện. Hơn nữa, Điều 8 mới chỉ đề cập đến mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn với nhau theo quy định của Luật này. Trên thực tế, còn có tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy hoạch xây dựng và nhiều quy hoạch khác như quy hoạch khoáng sản, năng lượng, giao thông, lâm nghiệp, sử dụng đất cũng chưa được xử lý.

Mặc dù Điều 7 dự thảo Luật đã có các nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất trong lập quy hoạch, nhưng thực tế nội dung các quy hoạch mâu thuẫn, chồng chéo là điều không thể tránh khỏi. Tương tự như đối với văn bản quy phạm pháp luật, dù đã có các nguyên tắc về việc xây dựng văn bản pháp luật cấp dưới không được trái với văn bản cấp trên, các văn bản pháp luật phải thống nhất với nhau, nhưng cũng vẫn có nguyên tắc ưu tiên áp dụng khi các văn bản có nội dung mâu thuẫn nhau.

Quy định như dự thảo nếu phát sinh mẫu thuẫn các quy hoạch thì trình tự ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền là như thế nào, thời gian bao lâu, phải theo quy định của Chính phủ; hoặc trường hợp điều chỉnh quy hoạch cũng không rõ là quy hoạch sẽ được điều chỉnh theo hướng quy hoạch nào giữ nguyên, quy hoạch nào phải điều chỉnh.

Vì vậy, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng sử dụng quy hoạch khi có mâu thuẫn giữa các quy hoạch. Để từ đó, khi thực tế xảy ra sẽ có cơ sở xác định và áp dụng được ngay, tránh lãng phí về thời gian, chi phí cũng như cơ hội của các nhà đầu tư và nguồn lực Nhà nước.

Đẩy nhanh tiến độ đưa dự án vào thực hiện

Đối với việc lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn,theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 dự thảo Luật thì “Quy hoạch đô thị và nông thôn phải được lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, chuyên gia và cộng đồng dân cư có liên quan”.

Tuy nhiên, về cơ bản các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết là các bước cụ thể hóa quy hoạch chung mà từ bước lập quy hoạch chung đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, thẩm định, trình phê duyệt theo quy định. Do vậy, đối với nội dung các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần quy định theo hướng giảm bớt thủ tục lấy ý kiến rộng rãi, không làm kéo dài thời gian phê duyệt quy hoạch, chậm đưa các dự án vào triển khai thực hiện - đại biểu Lã Thanh Tân nhấn mạnh.

Về điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn,theo quy định tại khoản 4 Điều 44 dự thảo Luật thì được điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp: “Dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật ảnh hưởng đến sử dụng đất, tổ chức không gian khu đất dự án”.

Theo đại biểu, quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại khoản 5 Điều 7. Theo đó: “Tổ chức, cá nhân khi thực hiện chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch sử dụng đất, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại đô thị, nông thôn; thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn phải tuân thủ quy hoạch đô thị và nông thôn, thiết kế đô thị riêng đã được phê duyệt; tuân thủ quy định quản lý quy hoạch đã được ban hành…”.

Việc quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cũng phải thực hiện theo nguyên tắc của khoản 5 Điều 7 nêu trên là phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Vì vậy, quy định được điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn theo dự án như trên dễ dẫn đến lạm dụng trong thực hiện, làm mất đi vai trò của quy hoạch. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị xem xét bỏ nội dung này.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV - Ảnh Quang Khánh
Chính sách và cuộc sống

Thông điệp mạnh mẽ về lập pháp kiến tạo

Diễn ra chỉ gần 1 tháng sau thành công của Hội nghị Trung ương 10 với những chỉ đạo hết sức quyết liệt của Trung ương về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực tiễn công tác lập pháp tại Kỳ họp này cho thấy, tinh thần của Trung ương đã được Quốc hội quán triệt và thực hiện ngay, đem lại kết quả ngay.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng

Xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp làm với phương châm “Trung ương làm gương - địa phương hưởng ứng”.