Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII

Ngày 6.3, tại tỉnh Oudomxay, Lào, đã diễn ra Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma đồng chủ trì hội thảo. 

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Oudomxay Lachiemphone tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tham dự hội thảo về phía Việt Nam có: Phó Chủ nhiệm VPQH Vũ Minh Tuấn; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan VPQH Trịnh Giáng Hương và lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị. 

Về phía Lào có: các Phó Tổng Thư ký Quốc hội và cán bộ Ban Thư ký Quốc hội Lào. 

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Cùng dự còn có đại diện các tỉnh có chung đường biên giới của hai nước.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak bày tỏ vui mừng khi thấy quan hệ hợp tác giữa hai cơ  quan lập pháp Lào-Việt Nam được triển khai một cách chung thủy trong suốt thời gian qua. Quốc hội hai nước đã ký kết các Thỏa thuận hợp tác, có các chuyến thăm của các Đoàn đại biểu cấp cao, trong đó bao gồm cả sự hợp tác giữa hai Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban và bộ máy tham mưu một cách thường xuyên. 

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, hội thảo lần này sẽ là cơ hội tốt để hai bên đánh giá lại kết quả phối hợp, hợp tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam trong công tác tham mưu toàn diện cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai nước; hy vọng, qua hội thảo các đại biểu hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và đưa kết quả của hội thảo triển khai thực hiện theo quyền, nghĩa vụ tham mưu của mỗi bên trong quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Lào và Việt Nam trong thời gian tới ngày càng hiệu quả hơn.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma cho biết, hội thảo lần này nhằm tiếp tục thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước đã được ký nhân chuyến thăm Lào của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Hội thảo lần này là cơ hội, tạo điều kiện trao đổi những bài học, kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho Quốc hội, đồng thời, nhằm ươm mầm và giữ gìn truyền thống tình đoàn kết giữa hai bên để đội ngũ cán bộ, nhân viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu thể thao – văn nghệ, đi tham quan những nơi là nền tảng của nền kinh tế và văn hóa, phong tục và truyền thống của Lào.

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
 Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Đây cũng là dịp để rà soát và kiểm tra lại việc tổ chức thực hiện nội dung Biên bản hợp tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã được ký trước đây: nội dung nào đạt được thành công tích cực, nội dung nào còn tồn tại để cùng nhau thảo luận và tìm cách hoàn thiện trong thời gian tới nhằm tạo nên sự hợp tác ngày càng thành công giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói riêng, Quốc hội hai nước nói chung và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Quốc hội hai nước.

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và  Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu tại hội thảo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào đang phát triển tốt đẹp, toàn diện trên các kênh Đảng, Nhà nước và ngoại giao Nhân dân. Trong đó, quan hệ giữa Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội hai nước tiếp tục kế thừa truyền thống và ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, chuyến thăm và làm việc tại Lào và dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào, Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam (vào tháng 12.2023) và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào (ngay đầu tháng 1.2024) đã tiếp tục thể hiện sự tin cậy chính trị đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam và Lào, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam, giữa hai Quốc hội nói riêng.

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, cùng với các hoạt động mang tính chuyên môn, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan giúp việc của Quốc hội hai nước qua hội thảo lần này sẽ có cơ hội để thắt chặt tình cảm, hiểu biết thêm về nhau thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, tham quan các danh lam thắng cảnh của tỉnh Oudomxay. 

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Oudomxay Lachiemphone phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Phát huy kết quả của các cuộc hội thảo giao lưu công tác trước đây, với tinh thần trách nhiệm, chân thành và lòng nhiệt tình của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan giúp việc của Quốc hội hai nước cùng sự cố gắng, chuẩn bị tận tình, chu đáo, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức và các đơn vị phối hợp thực hiện, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tin tưởng, Hội thảo sẽ thành công tốt đẹp. 

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội Trịnh Giáng Hương dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Oudomxay Lachiemphone chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham cùng các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham cùng với các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Quang Khánh

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Báo cáo đánh giá việc thực hiện nội dung Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam giai đoạn 2022-2024; tập trung trao đổi kinh nghiệm trong 3 chuyên đề, với 4 tham luận trao đổi kinh nghiệm về phát triển Thư viện Quốc hội số và sáng kiến, kinh nghiệm xây dựng, phát triển Truyền hình Quốc hội. Các đại biểu cũng chia sẻ, trao đổi về nhiều nội dung thiết thực, bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm nâng cao năng lực công chức, hiệu quả công tác tham mưu phục vụ Quốc hội.

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Lễ ký Báo cáo kết quả Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Ảnh: Quang Khánh

Về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2026, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động hợp tác giữa hai Quốc hội cả về lĩnh vực song phương và đa phương; tiếp tục trao đổi kinh nghiệm một cách thường xuyên trong công tác tham mưu, phục vụ việc xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước theo nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; phối hợp trong công tác tham mưu, phục vụ việc đón tiếp các đoàn lãnh đạo Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội các cấp trong chuyến thăm song phương… Văn phòng Quốc hội Việt Nam sẽ hỗ trợ Ban Thư ký Quốc hội Lào trong việc tổ chức Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA - 45) từ ngày 18-24.10 tại Thủ đô Vientiane, Lào và các hội nghị liên quan khác...

Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma và các đại biểu dự giao lưu thể thao. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam lần thứ XII -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Tổng Thư ký Quốc hội Lào Pingkham Lasasimma và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các cầu thủ. Ảnh: Quang Khánh

Cùng ngày đã diễn ra Giao lưu thể thao hữu nghị lần thứ 12 giữa Ban Thư ký Quốc hội Lào và Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Sự kiện nổi bật

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9.11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt chương trình 1719), giai đoạn I từ 2021 - 2025 và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030 khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).