Gửi tiền vào ứng dụng Fintech: Khách hàng có nguy cơ "trắng tay"

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, có rất nhiều ứng dụng Fintech (công nghệ tài chính) đang hoạt động, một số được phép nhưng cũng có nhiều ứng dụng không được phép. Cái khó nhất là người dân không phân biệt được. Kể cả những ứng dụng được phép cũng sẽ không được phép huy động theo cách mà các công ty đang làm, như làm đơn vị trung gian thanh toán.

Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân Dân đã có tuyến bài về thực trạng và rủi ro của các công ty hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending và quản lý tài sản, tài chính cá nhân thông qua ứng dụng Fintech.

Để có cái nhìn khách quan, đa chiều,  phóng viên đã liên hệ phỏng vấn với Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI. 

Cẩn trọng rủi ro mất trắng khi đầu tư qua ứng dụng FinTech -0
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI.

PV: Hiện nay có nhiều công ty hoạt động với mô hình đầu tư, cho vay ngang hàng (P2P Lending). Điều này chưa được quy định trong các bộ luật hiện hành. Ông nhận định như thế nào về vấn đề nêu trên?

LS Trương Thanh Đức: Cho vay ngang hàng hay còn gọi là P2P Lending không có quy định pháp luật nào, chỉ cần đảm bảo tiêu chí cho vay trong lĩnh vực tài chính. Quy định pháp luật là để cho những đối tượng không được phép cho vay hay không có gì dựa vào.

PV: Thời gian gần đây, nhiều công ty cho ra mắt các ứng dụng điện thoại. Thông qua các ứng dụng này, người dùng được giới thiệu đến các gói đầu tư, tích luỹ với mức lãi suất cao. Đáng chú ý, các ứng dụng này có dấu hiệu huy động vốn, ông có thể cho biết quan điểm về vấn đề này ?

LS Trương Thanh Đức: Công ty tài chính được phép cho vay, công ty tài chính không được phép huy động vốn. Pháp luật Việt Nam không có luật cấm đối với hành vi huy động vốn. 

Trên thực tế có rất nhiều tổ chức hoạt động dưới nhiều loại hình khác nhau. Và các doanh nghiệp, các cá nhân đều được phép huy động, đều được phép cho vay. Cái khó nhất là phân biệt thế nào là kinh doanh tiền tệ và trường hợp nào là vi phạm. Bình thường thì ai cũng có thể cho vay, ai cũng có thể huy động.

Ở đây chỉ đặt ra hai vấn đề. Một là, kinh doanh tiền tệ mà không có phép. Hai là, lừa đảo gian dối, mắc phải vi phạm có liên quan đến thuế. Huy động vốn kể cả qua ứng dụng cũng không bị cấm. 

PV: Ghi nhận thực tế, một số ứng dụng FinTech như 3GANG, Finhay cam kết sinh lời nhưng tình hình kinh doanh liên tục thua lỗ, nhà đầu tư có nguy cơ gặp rủi ro cao. Ông nhận định như thế nào đối với việc này?

LS Trương Thanh Đức: Lỗi đầu tiên của nhà đầu tư, họ chấp nhận rủi ro cao, lãi suất cao, cơ hội và nguy cơ rủi ro ngay từ khi quyết định đầu tư . Khi nào có đơn từ tố cáo, khi nào cơ quan chức năng xem xét xử lý thì vi phạm đến đâu thì xử lý đấy. Có rất nhiều ứng dụng Fintech đang hoạt động, một số được phép nhưng cũng có nhiều ứng dụng không được phép. Cái khó nhất là người dân không phân biệt được. Kể cả những ứng dụng được phép cũng sẽ không được phép huy động theo cách mà các công ty đang làm như làm đơn vị trung gian thanh toán.

Hiện nay, có thể nói là gần như khó có ai phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, đâu là thật đâu là giả, đâu là được phép, đâu là không được phép. Chính vì lẽ đó, nhiều người vẫn tham gia các giao dịch là làm tăng nguy cơ rủi ro cho bản thân khi quyết định đầu tư.

Nhiều loại dich vụ đầu tư đang quảng cáo, đưa ra đủ thông tin để dẫn dụ, để tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Người dùng nếu không xác định được đâu là thật, bất chấp tham gia đầu tư, sẽ phải tự chịu khi có rủi ro xảy ra.

PV: Đối với hoạt động đầu tư, cho vay ngang hàng (P2P Lending) hiện chưa có khung pháp lý hoàn thiện nhưng nhiều công ty đã hoạt động từ lâu. Ông có khuyến cáo gì đối với nhà đầu tư? 

LS Trương Thanh Đức: Cho vay ngang hàng hay còn được biết đến là P2P Lending trên thực tế hiện hay là hành vi hợp pháp, hợp lệ nhưng cái khó là không ai biết ở trong là cái gì. Đơn giản một ví dụ, tôi cho người này hay người kia vay của người khác thì có chỗ nào bảo không hợp pháp.

Đối với những ứng dụng trung gian, họ đang đứng hai vai. Họ là người đi huy động tiền của người này để cho người khác vay với tư cách trung gian. Nếu họ hoạt động giống như ngân hàng sẽ là bất hợp pháp.

Mặc dù là trên thực tế, sau khi đầu tư vào ứng dụng Fintech, thông qua ứng dụng trên điện thoại, khách hàng có thể theo dõi được hết, là ai cho ai vay bao nhiêu, ngày nào vay, ngày nào trả lãi suất thế nào. Tuy nhiên đó chỉ là minh hoạ chứ thực chất không phải như thế. Bởi lẽ, việc cho vay qua ứng dụng Fintech không có cái gì cụ thể để chứng minh. Như Ngân hàng, với những quy định chặt chẽ vẫn xảy ra rủi ro, nợ xấu là mất vốn thì các ứng dụng Fintech nguy cơ này còn cao hơn. 

PV: Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nào khi để các công ty P2P Lending hoạt động rầm rộ như vậy?

LS Trương Thanh Đức: Hiện tại, có một thực tế đang diễn ra đó là, trước một hiện tượng xảy ra quá lâu, quá phổ biến, quá nguy cơ nhưng không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định dù chỉ là tạm thời.

Đến hiện tại, gần như không có bất cứ một văn bản nào. Đối với những hoạt động nêu trên, phải có văn bản điều chỉnh, cái nào được cái nào không được, cái nào cho, cái nào không cho và cho thế nào, được thế nào để người hoạt động trong lĩnh vực đó có cơ sở pháp lý, nhà đầu tư đi vay hay cho vay, cơ quan chức năng có cơ sở để quản lý.

Cho nên, cơ quan chức năng cần nhanh chóng có văn bản dù là tạm thời hay sơ khai về hoạt động P2P Lending để quản lý. Bởi, P2P Lending không giống bất cứ một hoạt động nào cả. Nó không phải hoạt động mua hàng, không phải hoạt động cho vay cá nhân dân sự. Nó là một thứ liên quan đến số đông công nhận, phức tạp, dễ lợi dụng, trục lợi, đổ vỡ. Thậm chí lây lan sang lĩnh vực khác. 

Trước đó, Báo Đại biểu Nhân dân đã phản ánh về việc, Công ty CP Lendbiz Capital được quảng cáo là Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ngang hàng (P2P Lending) giúp kết nối giữa các Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh với cộng đồng các Nhà đầu tư.

Doanh nghiệp này cho ra đời ứng dụng đầu tư tên 3GANG với những quảng cáo "cam kết sinh lời mỗi ngày, lãi suất cao hơn ngân hàng" nhằm "hút" tiền từ nhà đầu tư, với mức đầu tư nhỏ tới 30.000 đồng.

Bên cạnh đó, Finhay là ứng dụng Fintech được phát triển bởi Công ty Cổ phần Finhay Việt Nam. Ứng dụng giúp kết nối nhà đầu tư với các kênh tài chính, các kênh này đầu tư, đưa ra cam kết sinh lời và chuyển lợi nhuận cho khách hàng chỉ với số tiền nạp chỉ từ 50.000 đồng. 

Đáng chú ý, điểm chung của cả 2 công ty này là đều có hoạt động kinh doanh thua lỗ. Cụ thể, Công ty CP Lendbiz Capital liên tục báo lỗ sau thuế hàng trăm triệu đồng, Finhay báo lỗ trong 5 năm liên tiếp từ 2017 đến 2021. 

Trước thực trạng kinh doanh liên tiếp thua lỗ, nợ cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, nhiều nhà đầu tư băn khoăn liệu Lendbiz và Finhay có đủ "sức khỏe" để thực hiện cam kết "sinh lời" như quảng cáo của mình hay không? Và nếu xảy ra rủi ro, lấy gì làm tài sản bảo đảm?

Tài chính

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Tài chính

Eximbank chuyển đổi số toàn diện, nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Trong kỷ nguyên công nghệ, ngân hàng không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ tài chính mà còn trở thành hệ sinh thái thông minh, cá nhân hóa và bền vững. Không nằm ngoài xu hướng đó, Eximbank đang tái định nghĩa vai trò của một ngân hàng hiện đại bằng chiến lược tập trung vào ba trụ cột cốt lõi: chuyển đổi số toàn diện, ứng dụng công nghệ hiện đại và hướng tới ngân hàng xanh vì cộng đồng.

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới
Tài chính

Chiến lược FDI của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Với chủ đề “Việt Nam – Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam) phối hợp tổ chức ngày 23.4, tại Hà Nội, đã mở ra một không gian đối thoại quan trọng về chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động.

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng
Tài chính

Thu giữ tài sản bảo đảm không phải là “cây gậy thần” của ngân hàng

Một số ý kiến lo ngại việc luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm có thể bị lạm dụng. Tuy nhiên, theo đại diện các ngân hàng, biện pháp này không phải là “cây gậy thần” trong xử lý nợ xấu, mà chỉ nhằm nâng cao ý thức trả nợ. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng đều có quy chế nội bộ chặt chẽ, công khai và minh bạch, hạn chế tối đa nguy cơ lạm dụng.

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu
Tài chính

Luật hóa Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu

Nợ xấu của hệ thống tín dụng hiện lên tới trên 1 triệu tỷ đồng, như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, cần luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu nhằm giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trong "nguy" có "cơ"

PGS.TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng


Mức thuế 46% Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Việt Nam không chỉ là rào cản mà là lời nhắc nhở quan trọng về sự thay đổi, thích nghi và chủ động tìm hướng đi mới. Trong sự chủ động ấy, nếu có sự đồng lòng giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, Việt Nam hoàn toàn có thể "biến nguy thành cơ" để phát triển mạnh mẽ.

Ảnh minh họa
Tài chính

Vận hội mới của kinh tế tư nhân

TS. Vũ Hồng Thanh - Chuyên gia kinh tế

Kinh tế tư nhân đang đứng trước một vận hội phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuẩn bị ban hành nghị quyết mới về kinh tế tư nhân. Điều này càng được khẳng định sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân khi đóng góp tới 51% vào GDP, một động lực chính cho tăng trưởng, tích cực đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.