- Cao điểm dịch sốt xuất huyết: Chuyên gia cảnh báo, có thể chuyển nặng ngay cả khi không xuất huyết
- Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết cần lưu ý điều gì?
- Hà Nội: Nhiều người mắc sốt xuất huyết nặng, nguy kịch
- Cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết nặng bằng kỹ thuật ECMO
- Bệnh nhân sốt xuất huyết chuyển nặng vì chủ quan: Cần lưu ý điều gì?
Với tình trạng số ca sốt xuất huyết gia tăng gần như mỗi ngày, tìm hiểu một số thông tin và lời khuyên hiệu quả sẽ giúp bạn tránh những lo lắng quá mức trong trường hợp không may mắc bệnh. Sốt xuất huyết là một bệnh gây ra bởi vi-rút và ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm.
Sốt xuất huyết gây ra bởi vi-rút sốt xuất huyết và lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết do vi-rút bao gồm sốt cao, nhức đầu, đau nhức cơ thể, suy nhược, đau khớp, chán ăn, cảm lạnh và ho, buồn nôn, nôn mửa, phát ban trên da và chảy máu mũi.
1. Môi trường trong lành
Điều đầu tiên mà bạn phải làm để chăm sóc và giúp bệnh nhân sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn là duy trì một môi trường sạch sẽ, thông thoáng tại nhà. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng môi trường không có sự xuất hiện của muỗi vì bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua muỗi một cách dễ dàng.
Bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản như che chắn cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng màn chống muỗi và sử dụng thuốc chống muỗi trong và xung quanh nhà. Bạn cũng nên đảm bảo rằng không có nước đọng ở bất kỳ khu vực nào trong và xung quanh nhà vì muỗi thường sinh sản trong những nơi nước tù đọng này.
2. Bổ sung nước
Đổ mồ hôi quá nhiều và gắng sức khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Hãy đảm bảo rằng bệnh nhân uống đủ nước. Nước hỗ trợ loại bỏ những độc tố dư thừa này ra khỏi cơ thể, giúp bạn phục hồi nhanh chóng hơn.
Nước lọc và các loại đồ uống như nước dừa, nước cam hoặc các loại nước ép hoa quả khác là giải pháp tốt nhất để giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Hơn nữa, khi cơ thể đủ nước còn làm giảm các triệu chứng đau đầu cũng như chuột rút cơ bắp.
3. Lá húng quế
Lá húng quế là loại thảo mộc tuyệt vời, không chỉ giúp hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết mà còn cải thiện khả năng miễn dịch. Nhai 5-6 lá húng quế mỗi ngày sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và là một biện pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, lá húng quế còn có tinh dầu với đặc tính diệt côn trùng tự nhiên giúp xua đuổi muỗi.
4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân thường sẽ sốt cao, cơ thể và xương khớp đau nhức liên tục. Do đó, nghỉ ngơi đầy đủ là là điều vô cùng quan trọng. Hãy cố gắng thả lỏng và tránh đi đến nơi đông người.
5. Chế độ ăn giàu đạm
Khi đang bị sốt xuất huyết và ngay cả sau khi hồi phục, bệnh nhân nên ăn chế độ ăn giàu đạm để được cung cấp các vitamin, khoáng chất, protein và chất béo cần thiết. Bệnh nhân cũng có thể ăn thịt gà, cá, trứng, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa khác để nhanh chóng chống lại vi-rút.
(Nguồn: https://www.ndtv.com)