Giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường

Ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 

Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. 

Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường; Cụ thể như Chỉ thị số 36/1998/CT-TW Ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là văn bản đầu tiên của Đảng về bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế. Nay chúng ta có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là hai văn kiện kim chỉ nam chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và đối ngoại, hợp tác quốc tế.  

Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối đầy đủ 

Về thể chế hóa, chúng ta đã có hệ thống pháp luật: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều quan điểm tư tưởng tiến bộ, nội dung đổi mới, trong đó đưa vào những nội dung, chế tài, quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế cacbon thấp… Những vấn đề về công cụ kinh tế tài chính như tín dụng xanh, trái phiếu xanh, về kiểm kê khí nhà kính, phát triển thị trường cacbon, các công cụ liên quan khác… Và hệ thống các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành. Đây là thể chế đầy đủ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội.  

Về thách thức hiện nay, nhất là các quy định đã đủ mạnh về mặt pháp lý để xử lý các vấn đề môi trường hay chưa? Có thể nói, về khung khổ chiến lược, chính sách thì chúng ta cơ bản đã đầy đủ. Vấn đề là việc tổ chức thực hiện và triển khai như thế nào. Chúng ta thường nói Việt Nam có quá nhiều chiến lược, chính sách, nhưng các chính sách và các biện pháp cụ thể để triển khai lại quá ít, vừa thiếu vừa không đầy đủ, và tính khả thi còn có những hạn chế. Đây là điểm sắp tới chúng ta cần phải tiếp tục hoàn chỉnh.  

Ví dụ, liên quan đến Nghị quyết 36, chúng ta đã đề ra quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chủ trương lớn, mục tiêu đột phá và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Quan điểm chủ đạo với biển như một quốc gia gồm 3 trụ cột chính: kinh tế xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh và đối ngoại hợp tác quốc tế. Trong mục tiêu có mấy chỉ tiêu cơ bản: tỷ lệ khu bảo tồn biển, chúng ta phấn đấu đạt 6% tổng số diện tích tự nhiên các vùng biển Việt Nam. Đây là một trong những nội dung chúng ta cần thể chế hóa. Hiện nay, chúng ta đang lập quy hoạch không gian biển sắp tới để trình Quốc hội thông qua. Hay quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, rồi về quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học… Trong kết luận của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên chất vấn Quốc hội vừa rồi có nêu các yêu cầu này.  

Hay trong Nghị quyết có nêu Việt Nam phải tiên phong trong khu vực trong việc giảm thiểu chất thải nhựa đại dương. Thực tế chúng ta đã ban hành Kế hoạch hành động của Thủ tướng, phát động phong trào nhưng chế tài cụ thể để triển khai như thế nào thì rất thiếu vắng. Hay chúng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tăng diện tích với khu rừng ngập mặn ven biển bằng diện tích trước năm 2000, nhưng tới nay chưa có hành động nào để triển khai. Trong khi đó, với đà này, rừng ngập mặn đang suy giảm rất nhanh, nếu chúng ta không có biện pháp thì các mục tiêu chiến lược đưa ra rất khó khăn. 

Chúng ta không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế là quan điểm cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức. Rõ ràng, việc thống nhất nhận thức, quan điểm để bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh, cân bằng lợi ích quốc tế, trong nước.   

Bảo vệ môi trường chính là để cho phát triển 

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã ban hành hệ thống tương đối toàn diện và đầy đủ các khía cạnh liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các phiên chất vấn, các báo cáo của Chính phủ cũng đã đề cập vấn đề này. Quốc hội cũng có Nghị quyết 101/2023/QH15 liên quan đến rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trước đó, năm 2022, UBTVQH cũng có phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và ban hành Nghị quyết số 499/NQ-UBTVQH15 ngày 28.3.2022.  

Qua tập hợp kiến nghị của các ĐBQH và HĐND, có 34 kiến nghị và vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Nghị định 08 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường mới ban hành năm 2022. Một số nội dung kiến nghị tập trung vào những vấn đề bức xúc về môi trường mà vừa qua chúng ta đã giải quyết nhưng đạt kết quả chưa đáp ứng yêu cầu như: môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, ô nhiễm môi trường lưu vực sông, các làng nghề, rác thải nhựa… 

Tính đến tháng 9.2023, cả nước còn 27/293 khu công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, và đặc biệt ở một số đô thị lớn. Đây là vấn đề nhức nhối. Hay đa số cụm công nghiệp đang hoạt động chưa được đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, và theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường phải hoàn thành trước ngày 1.1.2024, rất cấp bách. Một số vấn đề khác như ô nhiễm môi trường lưu vực sông, vừa rồi Quốc hội có chất vấn về hệ thống Bắc Hưng Hải, hay ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, Đồng Nai. 

Hay công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hiện nay chúng ta chủ yếu là chôn lấp, khoảng 65 - 70%. 78% trong tổng số 700 cụm công nghiệp trên cả nước chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và 85% nước thải sinh hoạt đô thị chưa được thu gom, xử lý… Đây là những vấn đề nếu chúng ta không có biện pháp, chính sách về kinh tế, tài chính, môi trường… thì rất khó giải quyết, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và sức khỏe nhân dân.  

Về mảng xanh, về đa dạng sinh học, Luật Đa dạng sinh học ban hành từ năm 2008, đến nay 15 năm, chúng ta đang tổng kết việc thi hành, và có nhiều bất cập cần đánh giá tổng kết, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, về đa dạng sinh học, hiện nay, việc quản lý phân tán, một vấn đề được phân công cho nhiều cơ quan, bộ ngành, vấn đề không rõ. Hay vấn đề như tín chỉ đa dạng sinh học hay những vấn đề mới ta đã cam kết với quốc tế, nhưng triển khai và thể chế hóa như thế nào ở góc độ pháp luật của Việt Nam, đây là yêu cầu rất cấp bách.  

Thực tế, bảo vệ môi trường hiện nay chính là để cho phát triển. Tư duy đó chúng ta cần quán triệt và triển khai bằng hành động cụ thể.  

Bảo đảm hài hòa lợi ích các bên khi tham gia vào phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 

Rõ ràng là bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội phải đồng hành. Trong xây dựng chính sách pháp luật cần phải có sự lồng ghép, trong chính sách kinh tế bao gồm cả bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và trong chính sách về bảo vệ môi trường phải bao hàm cả các nội dung kinh tế. 

Hiện nay chúng ta đang thực hiện hai chuyển đổi lớn là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, chúng ta cũng nói về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế cacbon thấp, kể cả kinh tế biển xanh, một thuật ngữ mới với phát triển kinh tế biển, và trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu rõ. 

Những nội dung đó chúng ta cần phải quan tâm để tiếp tục hoàn thiện, thể chế hóa, luật hóa những quy định. Hiện nay trong Luật Bảo vệ môi trường cũng luật hóa những nội dung về kinh tế tuần hoàn, chúng ta cần tiếp tục cụ thể hóa. Trước kia quan niệm kinh tế tuần hoàn chủ yếu là tuần hoàn tài nguyên, ít quan tâm tới việc tuần hoàn cả sản phẩm và chuỗi giá trị, liên quan đến lợi ích của các bên tham gia vào quá trình phát triển. Khi thiết kế hệ thống pháp luật và các chính sách, chúng ta cần quan tâm thỏa đáng, trong đó có sự tham gia của các bên liên quan và phải bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên, kể cả việc thu hút nguồn lực tư nhân trong nước, quốc tế… để tham gia vào phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 

Về vai trò của Quốc hội và HĐND trong công tác lập pháp, xây dựng ban hành thể chế, chính sách cũng rất rõ ràng. Cần nhấn mạnh vai trò giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp. Sau giám sát quan trọng hơn là việc công khai kết quả giám sát. Việc tham gia của các bên là rất quan trọng, nhưng công khai kết quả giám sát như thế nào để tạo ra sự chuyển biển thực sự trong xã hội cũng như các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường. 

Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.