ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Giải quyết tận gốc các kiến nghị của cử tri

Thảo luận tai hội trường sáng nay, 20.11, về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị: Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại “lời hứa”. Đặc biệt, phải bám sát, theo đến cùng những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện.

Củng cố niềm tin của cử tri, nhân dân

Qua nghiên cứu báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Năm, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình và đánh giá cao trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến trách nhiệm giải quyết của Quốc hội, Chỉnh phủ, các Bộ, ngành.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình): Giải quyết “tận gốc” các kiến nghị của cử tri -0
ĐBQH Đặng Bích Ngọc phát biểu tại hội trường, sáng 20.11. Ảnh L. Hiển

Thời gian qua, với sự tập trung quyết liệt của Quốc hội, cùng với sự chủ động phối hợp của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, việc xem xét, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị cử tri đã có những thay đổi tích cực. Công tác tiếp nhận, xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri được coi trọng và xác định là nhiệm vụ quan trọng, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực.  

ĐBQH Đặng Bích Ngọc cũng nhấn mạnh: việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân đã góp phần quan trọng trong tháo gỡ có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội. Qua đó, cũng góp phần quan trọng giải quyết căn bản tình trạng đơn, thư khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp, là nguyên nhân của việc mất an ninh trật tự ở cơ sở, tạo niềm tin trong cử tri và Nhân dân.

Khẳng định tinh thần chủ động đổi mới của Quốc hội

Thông qua các cuộc TXCT, các vị ĐBQH đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.765 kiến nghị cử tri. Trong đó, 69 kiến nghị liên quan đến hoạt động Quốc hội; 2.605 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành; 61 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; 30 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương.

Tất cả các kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được Quốc hội chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định. Đến nay, đã có 2.761/2.765 kiến nghị được trả lời, giải quyết. Với tỷ lệ giải quyết rất cao (99.5%), các nội dung giải quyết kiến nghị cử tri đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cử tri, nhân dân. Nhiều nội dung kiến nghị cụ thể của cử tri được Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét đưa ra các giải pháp thiết thực, có lộ trình.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội đã có sự đổi mới trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của vấn đề giám sát tối cao. Tiếp thu ý kiến của cử tri các địa phương, hoạt động chất vấn, giám sát đã có rất nhiều thay đổi, từ khâu lựa chọn, quyết định nội dung, bám vào thực tiễn, "đúng và trúng" nhiều vấn đề nóng, bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nội dung trả lời kiến nghị của các bộ, ngành Trung ương tiếp tục được các ĐBQH giám sát.

“Điều này càng khẳng định tinh thần đổi mới, đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Nhiều nội dung trả lời kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành được cử tri và Nhân dân đánh giá cao như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội”, ĐBQH Đặng Bích Ngọc chia sẻ.

Bám sát những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện  

Bên cạnh những kết quả đạt được trong giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thì công tác tiếp nhận, trả lời kiến nghị cũng còn những vấn đề tồn tại, hạn chế. Trong đó, việc tổng hợp báo cáo của một số Đoàn ĐBQH còn chậm (có những nội dung các tỉnh tổng hợp gửi Trung ương nhưng chưa đúng thẩm quyền); vẫn còn những nội dung trả lời của một số bộ, ngành chưa sát, kéo dài, nội dung trả lời chung chung, không rõ ràng, khó cho các địa phương thực hiện; có nhiều kiến nghị chưa được các Bộ, ngành quan tâm đúng mức, trách nhiệm đối với mỗi cơ quan còn hạn chế, còn sự đùn đẩy trách nhiệm... Thực tế cũng cho thấy, có những kiến nghị liên quan đến sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách vẫn chưa được xem xét giải quyết kịp thời. Một số nội dung tuy đã có trả lời nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của cử tri, nhân dân; còn để xảy ra tình trạng người dân phải kiến nghị nhiều lần. Nhiều nội dung kiến nghị của cử tri và Nhân dân cũng không thể trả lời được ngay, cần có thời gian để các Bộ, ngành tham mưu; cũng có nội dung khó có thể trả lời được... Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả giải quyết không đạt 100%.

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, việc Quốc hội đưa nội dung giám sát việc giải quyết trả lời kiến nghị của cử tri và Nhân dân vào Chương trình thảo luận nghị trường cho thấy tinh thần đổi mới không ngừng nghỉ của Quốc hội; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và tiếp thu nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác giải quyết kiến nghị của cử tri, ĐBQH Đặng Bích Ngọc đề nghị: các Đoàn ĐBQH cần chủ động thực hiện sớm hoạt động TXCT trước và sau các kỳ họp; tổng hợp, phân loại chính xác các kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định về thời gian và bảo đảm đúng nội dung. Quốc hội, các Đoàn ĐBQH cần tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát lại những “lời hứa” của các bộ, ngành. Đặc biệt, những nội dung đòi hỏi có lộ trình thực hiện phải bám sát, theo đến cùng. Đồng thời, thường xuyên tổ chức rà soát lại những kết quả trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành để có đôn đốc, theo dõi thực hiện.

ĐBQH Đặng Bích Ngọc cũng đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thường xuyên chỉ đạo và đưa kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri vào thành một nội dung về công tác thi đua - khen thưởng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành để chỉ đạo thực hiện.

Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản
Ý kiến đại biểu

Tăng trách nhiệm của tổ chức khai thác đối với địa phương có tài nguyên, khoáng sản

Góp ý vào dự án Luật Địa chất và khoáng sản tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách lần thứ 6, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần bổ sung quy định mức tối thiểu hàng năm tổ chức khai thác phải hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường... nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm đối với địa phương nơi có tài nguyên, khoáng sản.

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở
Ý kiến đại biểu

Quan tâm, đầu tư các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thiết yếu cho cơ sở

Góp ý vào dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tập trung quan tâm đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại khu vực này.

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ
Ý kiến đại biểu

Cần bổ sung khái niệm và giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm cháy nổ

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách sáng nay, 28.8, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần bổ sung khái niệm hàng hóa nguy hiểm cháy nổ trong nội dung quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh và giao Chính phủ quy định danh mục cụ thể về loại hàng hóa này.

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành
Ý kiến đại biểu

Tháo gỡ chồng chéo với các luật hiện hành

Theo ĐBQH Nguyễn Phi Thường, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ khắc phục được những bất cập của Luật Thủ đô năm 2012; qua đó, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài trong thời gian qua.

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô

Góp ý vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Nguyễn Anh Trí thống nhất với quan điểm phát triển trục sông Hồng để sông Hồng trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô về sự phân bổ hài hòa các không gian về sinh thái, văn hóa, lịch sử, đô thị hiện đại...

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Quy định bắt buộc công chứng đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp và các văn bản nội bộ doanh nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng giả chữ ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hạn chế tình trạng thành lập công ty ma và lạm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; kiểm soát được việc khai vốn điều lệ, ngăn chặn được hợp thức hóa hành vi rửa tiền, mua bán hóa đơn thông qua thành lập doanh nghiệp, bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba khi giao dịch với doanh nghiệp...

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng
Ý kiến đại biểu

Sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm với nhiều không gian văn hoá công cộng

Theo ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) với quy định về việc tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh - sạch - đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và phát triển hài hòa ở đô thị hai bên sông.

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Nâng cao vai trò Khu công nghệ cao Hoà Lạc trong phát triển kinh tế Thủ đô

Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) hoàn toàn ủng hộ quan điểm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao của Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị. Đồng thời, hoàn thiện các biện pháp đặc thù để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về UBND thành phố quản lý.

ĐBQH Khương Thị Mai
Ý kiến đại biểu

HĐND thành phố Hà Nội được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô

Theo ĐBQH Khương Thị Mai (Nam Định), với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng, cần phải chú trọng đầu tư, phát triển Thủ đô Hà Nội như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt. Việc phân cấp, phân quyền cụ thể trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HĐND thành phố sẽ được chủ động quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng của Thủ đô.

ĐBQH Phan Đức Hiếu
Ý kiến đại biểu

Quỹ đất sau di dời sẽ sử dụng vào xây dựng không gian công cộng và văn hoá

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình), các cơ quan, cơ sở, đơn vị sau khi di dời thì quỹ đất còn lại sẽ sử dụng vào mục đích xây dựng không gian công cộng và văn hóa. Đặc biệt, những không gian công cộng này sẽ có nhiệm vụ "phát huy giá trị văn hóa và du lịch” và tuyệt đối không được sử dụng làm chức năng để ở.

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính
Ý kiến đại biểu

Mở rộng lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mở rộng các lĩnh vực mà HĐND thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên toàn thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành là hết sức cần thiết, phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn đặt ra.

ĐBQH Trần Chí Cường
Ý kiến đại biểu

Nâng cao chất lượng HĐND thành phố trước yêu cầu của thực tiễn

Theo ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng, việc dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố từ 95 lên 125 đại biểu và tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất 25% là căn cứ quan trọng để nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động của HĐND thành phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho rằng, một số chính sách liên quan đến giáo dục trong dự thảo Luật cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó, cần làm rõ các nội dung xoay quanh các cơ sở giáo dục chất lượng cao hay việc thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài.

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô
Ý kiến đại biểu

Phát huy tối đa tiềm năng khoa học và công nghệ của Thủ đô

Theo ĐBQH Tạ Đình Thi, các quy định về chính sách phát triển khoa, học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước hoàn thiện rất đáng kể, bổ sung và cụ thể hóa nhiều nội dung trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các ĐBQH. Đặc biệt,đây là các nội dung chính sách thực sự có tính vượt trội và đột phá.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội)
Ý kiến đại biểu

Hà Nội cần tập trung giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

Tham gia đóng góp ý kiến vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, thành phố cần phải sớm tập trung giải quyết nút thắt lớn nhất hiện nay là tình trạng ùn tắc giao thông.

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm
Ý kiến đại biểu

Khó kiểm soát khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược bãi bỏ một số quy định về hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định, xác nhận nội dung về thông tin, quảng cáo thuốc cần được tính toán cẩn trọng, vì chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm rất khó kiểm soát. Đề nghị bổ sung các quy định, chế tài cụ thể kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn thị trường thuốc kinh doanh qua các hệ thống quầy thuốc…

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững
Diễn đàn Quốc hội

Hoàn thiện quy định về phát triển bền vững

PHẠM THÚY CHINH- Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy lần này nhằm thể chế hóa các định hướng, chủ trương lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, nông thôn; bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”
Ý kiến đại biểu

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “địa điểm khảo cổ”

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Trần Văn Thức (Thanh Hóa) đề nghị, cần bổ sung giải thích từ ngữ đối với cụm từ “địa điểm khảo cổ” bởi cụm từ này được sử dụng trong nhiều nội dung khác nhau. Nếu không giải thích rõ ngay trong Luật sẽ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực thi.

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Ý kiến đại biểu

Quy định chặt chẽ đối với kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường chiều 26.6 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, ĐBQH Lê Văn Cường (Thanh Hóa) đề nghị, việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử cần phải được rà soát, quy định chặt chẽ để kiểm soát và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của người dân.