Cơ hội nhận 300.000 USD khi tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, các doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật, có cơ hội mở rộng thị trường và triển khai thí điểm... Tổng giá trị giải thưởng lên tới 300.000 USD.

Cơ hội nhận 300.000 USD khi tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2024 -0
Quang cảnh họp báo

Chiều 18.3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo công bố Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 (Vietnam Innovation Challenge - VIC) với chủ đề “Đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo chinh phục thị trường toàn cầu”.

Chương trình nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Việt Nam (InnovateVN), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức.

Tại sự kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức giới thiệu, phát động triển khai chương trình nhằm kêu gọi sự đồng hành của các cá nhân, tổ chức ở cả trong và ngoài nước.

Cơ hội nhận 300.000 USD khi tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2024 -0
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đây là năm thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Meta tổ chức chương trình nhằm tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các tổ chức/cá nhân trên toàn thế giới để giải quyết những thách thức quan trọng tầm quốc gia, hướng đến một Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững.

Năm 2022, mặc dù là năm đầu tiên tổ chức song Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam đã gây được tiếng vang khi tiếp nhận hơn 758 hồ sơ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ; 4,5 triệu lượt tiếp cận và tương tác trên mạng xã hội; quy tụ 50 chuyên gia đồng hành; 40 đối tác trong và ngoài nước.

Những con số này đã cho thấy sức hút mạnh mẽ của Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam, một chương trình khơi nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt và cộng đồng đổi mới sáng tạo.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, trong thông cáo báo chí được Nhà Trắng phát hành vào tháng 9.2023 nhân chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thách thức Đổi mới sáng tạo 2023 đã được nhắc tới là một chương trình thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, đem lại những giá trị thiết thực cho xã hội, Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu.

Tiếp nối thành công năm 2023, Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 bám sát vào bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), chiến lược phát triển các ngành công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.

Chương trình không chỉ cho thấy tầm nhìn và sự ủng hộ rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thúc đẩy hai lĩnh vực tiềm năng này mà còn góp phần hiện thực hóa những mục tiêu chiến lược Chính phủ đặt ra, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Cơ hội nhận 300.000 USD khi tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2024 -0
Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta Rafael Frankel phát biểu

Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Meta Rafael Frankel cho biết, với Thử thách Đổi mới Sáng tạo Việt Nam 2024, Meta mong muốn tạo ra một sân chơi trí tuệ nhằm thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn và AI.

“Sáng kiến này sẽ góp phần tăng cường tính hội nhập của lĩnh vực công nghệ của Việt Nam trong nền kinh tế số toàn cầu”, ông Rafael Frankel nói.

Cơ hội nhận 300.000 USD khi tham gia Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2024 -0
Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Vũ Quốc Huy cho biết, chương trình năm nay tập trung vào công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Giám đốc NIC Vũ Quốc Huy bổ sung, điểm mới của chương trình năm nay là tập trung vào lĩnh vực trọng tâm ưu tiên là công nghiệp bán dẫn và AI – hai trụ cột đột phá mới trong phát triển giai đoạn tới, nhằm nắm bắt xu hướng và nhu cầu thị trường. Chương trình năm nay cũng được tổ chức bài bản hơn, quy mô hơn, thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn. Đó là các chủ thể của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, gồm các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các viện nghiên cứu, quỹ đầu tư…

Chương trình năm nay diễn ra với hai chủ đề trụ cột là: Tìm kiếm và vinh danh các giải pháp nâng cao chất lượng công đoạn thiết kế, đóng gói, kiểm thử trong chuỗi giá trị ngành bán dẫn, với ưu tiên ứng dụng phục vụ lĩnh vực AI; tìm kiếm và vinh danh các giải pháp ứng dụng công nghệ AI phục vụ cho xây dựng, phát triển doanh nghiệp, gia tăng năng suất công việc.

Về cấu trúc, chương trình bao gồm 3 nhóm: nhóm doanh nghiệp lớn đổi mới sáng tạo (với các giải pháp tích hợp, đã được thị trường kiểm chứng và sẵn sàng triển khai ở quy mô lớn); nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo (đã có các sản phẩm, dịch vụ thực tế về công nghệ bán dẫn và AI, đã triển khai thực tế trên thị trường và đã có doanh thu); nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startups).

Các cá nhân, đơn vị có giải pháp xuất sắc được lựa chọn sẽ có cơ hội giới thiệu giải pháp và hợp tác với các tập đoàn; nhận được cam kết đầu tư đến từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn đầu ngành trong nước và quốc tế; được kết nối, gia nhập hệ sinh thái của NIC và Meta cùng các gói hỗ trợ, nâng cao năng lực; cơ hội xúc tiến thương mại và nhiều giải thưởng khác.

Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 sẽ kéo dài tới tháng 10 năm 2024.

Cụ thể, từ tháng 3 – 7 sẽ diễn ra các buổi thông tin trao đổi tư vấn cho các đơn vị quan tâm.

Ngày 15.8 là hạn chót nộp hồ sơ, đồng thời sẽ diễn ra vòng sơ loại xét duyệt hồ sơ.

Tháng 9 - 10 sẽ diễn ra các vòng đánh giá, phỏng vấn trực tiếp.

Tháng 10.2024 sẽ tổ chức Lễ vinh danh Giải pháp đổi mới sáng tạo 2024.

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.