Nâng cao chất lượng thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết

Bài 4: Làm rõ sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế

Tại phiên họp thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang, đối với các báo cáo, chủ trì yêu cầu các cơ quan trình bày những vấn đề mới, nổi cộm, còn ý kiến khác nhau; dành nhiều thời gian trao đổi, phân tích, làm rõ vấn đề tồn tại, hạn chế, có sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế nắm bắt được qua khảo sát, thu thập thông tin, kết quả làm việc của một số ngành liên quan. Đối với các dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể, làm rõ mục đích, sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thực tiễn, tính khả thi...

Theo Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang Phạm Thùy Trang, xác định vai trò quan trọng của công tác thẩm tra và với đặc thù riêng của các nội dung thuộc trách nhiệm thẩm tra của Ban Pháp chế, chủ yếu thẩm tra các báo cáo thường kỳ (2 lần/năm) thuộc lĩnh vực nội chính, hầu hết do các cơ quan bảo vệ pháp luật xây dựng hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng; nội dung trong các báo cáo là những vấn đề phức tạp, thu hút sự quan tâm của đại biểu và cử tri. Vì vậy, quá trình thẩm tra, Ban Pháp chế luôn thận trọng, sáng tạo và thực hiện đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục theo quy định nhằm bảo đảm chất lượng thẩm tra. Các thành viên Ban chủ động nghiên cứu tài liệu, kết hợp với thông tin nắm bắt qua nhiều nguồn khác nhau, tích cực tham gia đóng góp và Ban đã góp ý, phản biện nhiều nội dung giúp cho cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, TAND, VKSND, Cục THADS tỉnh có thêm tư liệu thực tế, căn cứ pháp lý chắc chắn để hoàn thiện tài liệu trình HĐND tỉnh.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát, lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố - ẢNH HẰNG NGA
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát, lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố. Ảnh: Hằng Nga

Lựa chọn vấn đề khảo sát thực tế

Trên thực tế, cơ quan trình báo cáo thuộc lĩnh vực nội chính nên đòi hỏi thành viên Ban Pháp chế phải nắm chắc vấn đề; một số báo cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi số liệu thống kê phải thống nhất nhưng báo cáo do các cơ quan khác nhau xây dựng nên dễ có sự chênh lệch; một số báo cáo, dự thảo nghị quyết gửi về Ban còn chậm so với yêu cầu nên việc thẩm tra có lúc, có việc chưa đạt kết quả như mong muốn… Để bảo đảm chất lượng thẩm tra, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang đã chủ động thu thập thông tin liên quan đến các nội dung thẩm tra - Thường xuyên tập hợp, củng cố nguồn thông tin, lưu trữ thành dữ liệu phục vụ công tác thẩm tra. Xác định rõ nội dung cần lưu ý, phải nêu trong báo cáo, từ đó chủ động yêu cầu cơ quan xây dựng báo cáo đưa ngay vào báo cáo trình thẩm tra.

Lựa chọn vấn đề và tổ chức khảo sát thực tế để nắm tình hình, thu thập thông tin để có những nhận định chính xác, khách quan, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp (Đối với báo cáo thường kỳ trình kỳ họp, thường Ban lựa chọn 2 - 3 đơn vị cấp huyện, tổ chức buổi làm việc chung với 4 cơ quan: công an, tòa án, viện kiểm sát, THADS; đối với dự thảo nghị quyết quan trọng, quy định chính sách đặc thù của tỉnh, có tác động sâu rộng, có thể Ban lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động thông qua tham vấn bằng phiếu hỏi, hoặc lồng ghép TXCT chuyên đề). Cử đại diện lãnh đạo Ban tham gia ngay từ đầu quá trình xây dựng văn bản, tham gia các cuộc họp thẩm định báo cáo, dự thảo nghị quyết do lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh chủ trì; dự các cuộc họp UBND để nắm bắt các thông tin ngay từ đầu, đồng thời tham gia góp ý giúp cho cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trước khi trình thẩm tra.

Ngay sau khi có văn bản của Thường trực HĐND phân công thẩm tra, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch thẩm tra sớm. Trong đó, nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung thẩm tra bảo đảm hợp lý, khoa học và thông báo đến các đơn vị liên quan, yêu cầu chuẩn bị tài liệu bảo đảm chất lượng, ấn định rõ thời hạn gửi tài liệu về Ban. Đồng thời, chỉ đạo bộ phận tham mưu, giúp việc theo dõi sát sao, thường xuyên đôn đốc, kịp thời báo cáo lãnh đạo Ban khi cần thiết, vì vậy hầu hết các tài liệu thẩm tra đều được gửi đến Ban đúng thời hạn.

Tập trung những vấn đề mới, nổi cộm, còn ý kiến khác nhau

Tại phiên họp thẩm tra, đối với các báo cáo, vì các báo cáo này là báo cáo thường kỳ, đều do các cơ quan thuộc lĩnh vực nội chính xây dựng, tham mưu nên chất lượng báo cáo cơ bản bảo đảm, chủ trì chủ yếu yêu cầu các cơ quan trình bày những vấn đề mới, nổi cộm, vấn đề còn ý kiến khác nhau; dành nhiều thời gian để các thành viên, cơ quan trình trao đổi, phân tích, làm rõ những vấn đề, nhất là những tồn tại, hạn chế, có sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế nắm bắt được qua khảo sát, thu thập thông tin, kết quả làm việc của một số ngành liên quan đến nội dung thẩm tra. Đối với các dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban tập trung thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến cụ thể, làm rõ mục đích, sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thực tiễn, tính khả thi, giúp cơ quan trình tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo, dự thảo nghị quyết trình HĐND bảo đảm chất lượng.

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang Phạm Thùy Trang nhấn mạnh: Báo cáo thẩm tra của Ban cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến về tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi, sự phù hợp tình hình thực tế; thẳng thắn nêu những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân, những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung… Những nhận định khách quan, sát thực tế và có tính phản biện cao giúp HĐND nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp; tập trung thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để thống nhất và có quyết định đúng đắn về những vấn đề quan trọng của địa phương.

Hội đồng nhân dân

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ
Hội đồng nhân dân

Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, đại biểu đề nghị UBND tỉnh quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và cán bộ của hệ thống chính trị trên địa bàn; theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu các quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành chế độ, chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ các đối tượng dôi dư sau sắp xếp.

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.

Thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu
Hội đồng nhân dân

Thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu

Để phát huy, thôi thúc tinh thần trách nhiệm của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh Khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là một trong những căn cứ đánh giá xếp loại công chức, xếp loại đảng viên hàng năm; làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh và báo cáo cấp có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Tăng cường khảo sát nhiều nội dung dân sinh bức thiết
Diễn đàn

Tăng cường khảo sát nhiều nội dung dân sinh bức thiết

Trong thực hiện chức năng giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên thường xuyên chỉ đạo các Ban HĐND tỉnh tăng cường giám sát, khảo sát nhằm kịp thời nắm bắt kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, kết luận của Chủ tọa kỳ họp, các kiến nghị sau giám sát và kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống Nhân dân.

Mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn
Diễn đàn

Mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn

Năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên đã phối hợp tổ chức 5 kỳ họp HĐND tỉnh, ban hành 110 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh vực. Tại các kỳ họp, Thường trực HĐND luôn đề nghị các đại biểu với tinh thần trách nhiệm cao nhất, phát huy trí tuệ để thảo luận, phân tích sâu sắc, đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng cụ thể hóa các chủ trương, định hướng phát triển của Trung ương vào các nghị quyết của tỉnh, bảo đảm mỗi quyết sách đều gắn liền với thực tiễn.

Kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống
Hội đồng nhân dân

Kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống

Những ngày cuối năm này, mặc dù Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 vừa kết thúc ngày 6.12, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên quyết định tổ chức Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh để xem xét giải quyết công việc cấp bách phát sinh, kịp thời đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tiễn. Qua đó, thể hiện tinh thần đồng hành, chia sẻ trách nhiệm của HĐND trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Đại biểu Phạm Thị Thu Giang chất vấn về lĩnh vực TN - MT
Hội đồng nhân dân

Nghị trường “nóng” với nhiều vấn đề được tái chất vấn

Nhiều nội dung trong lĩnh vực giao thông vận tải, tài nguyên - môi trường được các đại biểu HĐND tỉnh tái chất vấn tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX; điều này cho thấy tinh thần thẳng thắn, sẵn sàng truy vấn đến cùng của các đại biểu. Trước những câu hỏi của đại biểu và sự “theo dõi” sát sao của cử tri, các vị trưởng ngành đã nghiêm túc nhận trách nhiệm, cam kết xử lý nhanh, hiệu quả các vấn đề đã được chất vấn.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ bảo đảm giải ngân kịp thời
Diễn đàn

Sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ bảo đảm giải ngân kịp thời

Bộ, ngành Trung ương hàng năm quan tâm, sớm phân bổ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương để tỉnh chủ động, triển khai thực hiện tiểu dự án ngay từ đầu năm, nhằm bảo đảm giải ngân kịp thời. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, điều chỉnh quy định về việc giao lại cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phòng hộ, để các chủ đầu tư chủ động triển khai và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư.

Cần giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế
Hội đồng nhân dân

Cần giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII, các đại biểu cho rằng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII xác định, đến năm 2025 thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng. Do vậy, UBND tỉnh cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn để đạt được chỉ tiêu về thu ngân sách mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII đã đề ra. Đồng thời, có giải pháp chống thất thu và nợ đọng thuế.

Bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách
Diễn đàn

Bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách

Năm 2024, thu ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa ước đạt trên 55.000 tỷ đồng - số thu cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, để bảo đảm tính bền vững cho nguồn thu ngân sách, các đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, tỉnh cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp như: thúc đẩy phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), nâng cấp sân bay Thọ Xuân đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để tạo nền tảng hạ tầng tốt, thuận lợi cho thu hút đầu tư... qua đó, kích thích tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương giám sát việc triển khai thực hiện phân cấp, ủy quyền thẩm quyền quản lý nhà nước.
Hội đồng nhân dân

Sẽ giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về mua sắm tài sản công

Theo đánh giá, trong năm 2024, công tác tổ chức kỳ họp được Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương thực hiện bảo đảm đúng quy định. Trong đó, các kỳ họp chuyên đề được tổ chức nhằm kịp thời ban hành nghị quyết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, góp phần đồng hành với UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.