Nâng cao chất lượng thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết

Bài 2: Thảo luận sâu rộng bản “kiểm định” chất lượng

Việc tổ chức thẩm tra cần linh hoạt đối với đặc thù của từng dự thảo nghị quyết. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND không thể chỉ là bản thuyết minh làm rõ các dự thảo nghị quyết mà phải là bản “kiểm định” chất lượng của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình HĐND trên cơ sở nghiên cứu, giám sát, tiếp xúc cử tri, thu thập thông tin... Đặc biệt, theo Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang Vũ Tấn Cường: kết quả thẩm tra của các Ban HĐND được thảo luận sâu rộng trong kỳ họp sẽ là áp lực tốt, biện pháp tích cực nâng cao chất lượng thẩm tra, xây dựng báo cáo thẩm tra.

Linh hoạt đối với đặc thù của từng dự thảo nghị quyết

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang, khi thẩm tra phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ trình; tại hội nghị thẩm tra, cần phát huy dân chủ để có nhiều ý kiến trao đổi, nhất là các vấn đề còn chưa rõ, còn ý kiến khác nhau; tập trung xem xét nội dung trọng tâm của vấn đề trình, các tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện; có thể lấy biểu quyết đối với vấn đề còn ý kiến khác nhau, tôn trọng ý kiến trái chiều.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang thẩm tra bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị 6 tháng cuối năm 2023 - ẢNH T. CƯỜNG
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang thẩm tra bổ sung kinh phí cho các cơ quan, đơn vị 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh: T. Cường

Việc tổ chức thẩm tra của Ban cũng cần linh hoạt đối với đặc thù của từng dự thảo nghị quyết; theo đó, có thể tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan trước, sau đó mới tổ chức Hội nghị thẩm tra chính thức, tức là để thẩm tra một dự thảo nghị quyết có thể tổ chức nhiều hội nghị, khác với cách làm hiện nay là chỉ tổ chức một buổi thẩm tra/dự thảo nghị quyết. Chẳng hạn, khi thẩm tra dự thảo Nghị quyết thông qua Danh mục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác, trước khi tổ chức Hội nghị thẩm tra với UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thường tổ chức một số buổi làm việc với các huyện trước để trao đổi, rà soát từng danh mục dự án (thành phần tại các buổi làm việc này chỉ gồm lãnh đạo Ban và Văn phòng). Cách làm này sẽ giúp cho việc thẩm tra dự thảo nghị quyết được kỹ lưỡng, có đủ thời gian trao đổi, làm rõ; đồng thời, đến buổi thẩm tra chính thức do các nội dung đã được thống nhất với các huyện nên sẽ có sự đồng thuận cao giữa các bên.

Phải là bản “kiểm định” chất lượng

Yêu cầu quan trọng đối với báo cáo thẩm tra là phải thể hiện được tính phản biện, nêu được những vấn đề chưa hợp lý, thiếu tính khả thi hoặc chưa đồng bộ, chưa phù hợp với quy định pháp luật của tài liệu trình. Từ đó, giúp cơ quan trình xem xét lại vấn đề, giúp HĐND xem xét và ban hành nghị quyết có chất lượng, khả thi. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND không thể chỉ là bản thuyết minh làm rõ các dự thảo nghị quyết mà phải là bản “kiểm định” chất lượng của các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết trình HĐND trên cơ sở nghiên cứu, giám sát, tiếp xúc cử tri, thu thập thông tin... của các thành viên ban.

Đối với các nội dung chuẩn bị chưa tốt, chưa sát với tình hình địa phương, thiếu các giải pháp khắc phục vấn đề tồn tại, báo cáo thẩm tra cần chỉ rõ để cơ quan trình hoàn thiện và giúp đại biểu biết để thảo luận, góp ý. Đối với các dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm tra cần nêu sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; nêu tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật hiện hành; gợi mở những vấn đề HĐND phải thảo luận, làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau để cung cấp thông tin cho đại biểu xem xét, thảo luận và đề xuất được nhiều giải pháp làm cơ sở cho HĐND quyết nghị. Báo cáo thẩm tra phải nêu rõ ý kiến đánh giá về những vấn đề Ban nhất trí, còn băn khoăn hoặc có ý kiến khác nhau; cơ sở pháp lý, tính thực tiễn và những kiến nghị, đề xuất; tránh tình trạng nêu nhận định chung chung hoặc chỉ bình về số liệu cụ thể…

Mỗi báo cáo, dự thảo nghị quyết cần xây dựng một báo cáo thẩm tra riêng; theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang, cách làm này sẽ giúp cho việc thể hiện kết quả thẩm tra nghị quyết được toàn diện, cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả thẩm tra cho đại biểu (do không đọc báo cáo này tại kỳ họp nên không bị giới hạn về số trang của báo cáo, trên cơ sở từng báo cáo thẩm tra riêng, Ban sẽ có 1 báo cáo tổng hợp chung trình bày tại kỳ họp).

Áp lực nâng cao chất lượng thẩm tra

Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vũ Tấn Cường nhấn mạnh: kết quả thẩm tra của các Ban HĐND nếu được thảo luận sâu rộng trong kỳ họp sẽ là áp lực tốt và là biện pháp tích cực nâng cao chất lượng thẩm tra, xây dựng báo cáo thẩm tra.

Tại mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND, chủ tọa kỳ họp và Tổ trưởng các tổ thảo luận yêu cầu, định hướng các đại biểu xem xét, thảo luận các báo cáo thẩm tra; bố trí đại diện các Ban phát biểu về kết quả thẩm tra chung. Qua đó, những vấn đề đã phát hiện, kiến nghị sẽ được lan tỏa để đại biểu dự họp thấy rõ hơn, kỳ họp có chất lượng hơn. Ngoài ra, các kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra nếu được đăng tải, truyền thông rộng rãi thì đó là một biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng báo cáo thẩm tra.

Kết quả thẩm tra của các Ban HĐND được kỳ họp quan tâm, được truyền thông rộng rãi thì chắc chắn thành viên các Ban sẽ phải nâng cao trách nhiệm, dành thời gian, tâm huyết cho hoạt động của HĐND, tích cực thu nhận thông tin từ thực tế để đóng góp cho hoạt động thẩm tra. Công tác thẩm tra của các Ban HĐND sẽ được nâng lên, chất lượng kỳ họp được nâng cao, vai trò của HĐND sẽ được ghi nhận rõ nét hơn…, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vũ Tấn Cường nhấn mạnh.

Hội đồng nhân dân

image_sapo
Hội đồng nhân dân

Tránh bức xúc trong Nhân dân

Thực tiễn cho thấy, khi có đại diện của UBND các cấp và lãnh đạo các phòng, ban liên quan tham dự các buổi TXCT, hầu hết ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được trả lời trực tiếp, kịp thời; những ý kiến, kiến nghị việc giải quyết cần có thời gian dài, nội dung trả lời nêu rõ phương hướng và lộ trình giải quyết; những vấn đề chưa có điều kiện giải quyết, cần giải thích rõ, trao đổi, thảo luận để giải tỏa thắc mắc, tạo sự cảm thông và chia sẻ của cử tri với chính quyền địa phương, tránh được những bức xúc trong nhân dân.

Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử
Hội đồng nhân dân

Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử

Ngoài tiếp xúc cử tri (TXCT) ở địa bàn ứng cử, Thường trực HĐND huyện Thạnh Hóa, Long An phối hợp với Ủy ban MTTQVN huyện tổ chức cho các tổ đại biểu, đại biểu HĐND huyện TXCT ngoài địa bàn ứng cử nhằm trực tiếp lắng nghe và nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn, các vấn đề liên quan đến địa bàn giáp ranh nơi ứng cử. Qua đó, kịp thời kiến nghị cấp thẩm quyền chỉ đạo, phối hợp giải quyết những bức xúc của cử tri; đồng thời, thực hiện tốt giám sát chéo giữa các đơn vị bầu cử.

Bài cuối: Đặc biệt quan tâm chức danh Phó Chủ tịch HĐND cấp xã
Diễn đàn

Bài cuối: Đặc biệt quan tâm chức danh Phó Chủ tịch HĐND cấp xã

Qua hướng dẫn, giám sát hoạt động của HĐND cấp xã, Thường trực HĐND huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cho rằng cần quan tâm đến việc lựa chọn nhân sự Thường trực, Trưởng các ban HĐND cấp xã, bởi đây là những người trực tiếp tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của HĐND. Trong đó, đặc biệt quan tâm bố trí cán bộ cho chức danh Phó Chủ tịch HĐND cấp xã bảo đảm đủ tâm, xứng tầm là nòng cốt cho hoạt động của HĐND.

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Người dân được thụ hưởng xứng đáng từ thành quả phát triển
Hội đồng nhân dân

Người dân được thụ hưởng xứng đáng từ thành quả phát triển

Không chỉ ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,32%, đứng thứ 5 cả nước, đứng đầu trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương; là địa phương đầu tiên ứng dụng mạng 5G cho cảng biển, nhà máy thông minh… Việc tạo phát triển đột phá về an sinh xã hội, để người dân được thụ hưởng xứng đáng từ thành quả phát triển tiếp tục là điểm nhấn nổi bật, đông đảo cử tri, Nhân dân thành phố Hải Phòng đánh giá cao. Điển hình là việc thành phố dẫn đầu cả nước về thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội.

Không ngừng mở rộng dân chủ, phục vụ nhân dân
Hội đồng nhân dân

Không ngừng mở rộng dân chủ, phục vụ nhân dân

Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Mỗi một đổi mới về phương thức, mỗi việc làm hiệu quả của Thường trực HĐND tỉnh Long An đều xuất phát từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày thu này, hướng về kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người và hòa cùng hào khí thiêng liêng Cách mạng tháng Tám vĩ đại, tinh thần Quốc khánh 2.9 bất diệt, Thường trực HĐND tỉnh Long An đang quyết liệt triển khai các nhiệm vụ với tinh thần “5 thật, 7 dám”, đồng lòng chung sức, cùng chia sẻ trách nhiệm, năng động, sáng tạo để đem lại hiệu quả thật và người dân được hưởng thụ thật.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Bài 4: Công khai, rõ yêu cầu, thời hạn thực hiện
Hội đồng nhân dân

Bài 4: Công khai, rõ yêu cầu, thời hạn thực hiện

Theo Ban Pháp chế HĐND tỉnh Tuyên Quang, việc xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát tại cuộc họp của Thường trực HĐND phải được thực hiện công khai tại phiên họp của Thường trực HĐND và phiên họp chính thức của HĐND. Kết quả phải được thể hiện bằng văn bản (nghị quyết hoặc kết luận). Trong đó, nêu rõ yêu cầu, thời hạn thực hiện; biện pháp xử lý nếu tiếp tục không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Xây dựng mạng lưới logistics hiện đại, kết nối các dịch vụ
Hội đồng nhân dân

Xây dựng mạng lưới logistics hiện đại, kết nối các dịch vụ

Ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện lĩnh vực đột phá về phát triển thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại, trọng tâm là dịch vụ du lịch, logistic, HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng mạng lưới logistics hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng kết nối các dịch vụ tại các Trung tâm logistics với các cảng biển, hàng không; ga đường sắt… nhất là tập trung đầu tư hạ tầng kết nối với Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.

Bài 3: Xây dựng phần mềm theo dõi việc giải quyết kiến nghị cử tri
Hội đồng nhân dân

Bài 3: Xây dựng phần mềm theo dõi việc giải quyết kiến nghị cử tri

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được trình tại kỳ họp HĐND để xem xét ban hành nghị quyết, trong đó quy định cụ thể thời hạn giải quyết. Thường trực HĐND phân công 1 Ban HĐND chủ trì, phối hợp với các Ban theo dõi, đôn đốc và giám sát việc thực hiện. Cùng với đó, cần xây dựng phần mềm theo dõi việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; đa dạng hóa hình thức tiếp nhận, nghiên cứu xây dựng ứng dụng tiếp nhận kiến nghị của cử tri trên nền tảng số và các hình thức khác.