Các nước ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Mục tiêu hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thỏa đáng và hiệu quả trong khu vực, qua đó thúc đẩy đổi mới, chuyển giao và phổ biến công nghệ.

Ngày 22.4, tại TP. Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 72 nhóm công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (gọi tắt là AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề.

Các nước ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ -0
Cuộc họp lần thứ 72 nhóm công tác về Hợp tác sở hữu trí tuệ các nước ASEAN - AWGIPC 72

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, mục tiêu hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ là nhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thỏa đáng và hiệu quả trong khu vực ASEAN, qua đó thúc đẩy đổi mới, chuyển giao và phổ biến công nghệ, tăng cường tự do hóa thương mại khu vực và toàn cầu. Cuộc họp AWGIPC 72 lần này tập trung vào các vấn đề triển khai gồm: Chương trình hành động của ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016 - 2025 và các hoạt động hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa ASEAN và các đối tác như: AANZFTA, WIPO, Cơ quan Sáng chế châu Âu, Cơ quan sở hữu trí tuệ châu Âu, Viện Sở hữu Công nghiệp Pháp, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản...

Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam Lưu Hoàng Long cho biết, trong những năm qua, ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác về sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên cũng như mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nhằm biến ASEAN thành một khu vực sáng tạo và có sức cạnh tranh trên thế giới.

Trong tiến trình hội nhập đó, AWGIPC đã và đang làm tốt vai trò đầu mối trong việc xây dựng, phối hợp và triển khai các Chương trình hành động của ASEAN về sở hữu trí tuệ nhằm đạt được các mục tiêu về sở hữu trí tuệ nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint).

Trước đây, AWGIPC 71 đã triển khai thành công 81% các sáng kiến hoạt động thuộc Chương trình hành động của ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016 - 2025. Ngoài ra, AWGIPC còn khẳng định được vai trò trung tâm của ASEAN trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế và đối tác về sở hữu trí tuệ của ASEAN.

Các nước ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ -0
Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường phát biểu tại phiên khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Trần Chí Cường chia sẻ: “Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới như hiện nay".

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng nhằm huy động các nguồn lực quốc tế phục vụ nhu cầu phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ các quốc gia. Trong những năm qua, hợp tác ASEAN về Sở hữu trí tuệ đã không ngừng phát triển và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các cơ quan Sở hữu trí tuệ đã thiết lập một mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong việc xây dựng chính sách pháp luật, quản lý và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Nhiều chương trình, dự án đã được đề xuất, thực hiện và mang lại hiệu quả quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, thời gian qua, thành phố đã quan tâm chú trọng thực hiện các giải pháp về phát triển tài sản trí tuệ, ban hành nhiều cơ chế, chính sách tập trung thúc đẩy các hoạt động sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố và đã đạt được các kết quả tích cực;

Trong ba năm qua (từ năm 2022), thành phố đã hỗ trợ gần 100 lượt doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm và hỗ trợ nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho 37 nhãn hiệu cộng đồng theo các hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.

AWGIPC ra đời trên cơ sở của Hiệp định khung về Hợp tác sở hữu trí tuệ giữa các nư­ớc ASEAN (được thông qua tại Cuộc họp Thượng đỉnh lần thứ 5 của các nước ASEAN tại Bangkok, Thái Lan năm 1995) với chức năng xây dựng, triển khai và đánh giá các hoạt động hợp tác về sở hữu trí tuệ của ASEAN. AWGIPC đã xây dựng và triển khai các kế hoạch hợp tác về sở hữu trí tuệ của ASEAN theo từng giai đoạn. Hiện tại, AWGIPC đã và đang triển khai Chương trình hành động ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016 - 2025 (đã hoàn thành 81% Kế hoạch) và đang từng bước xây dựng Chương trình hành động của ASEAN về sở hữu trí tuệ giai đoạn hậu 2025.

Khoa học

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Khoa học - Công nghệ

Thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Bộ Khoa học và Công nghệ (Ban Chỉ đạo).

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn
Khoa học

Khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn


Việc khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Dữ liệu là vàng
Khoa học

Tài nguyên dữ liệu - cơ hội để bứt phá

Từ đời sống hằng ngày đến quản trị quốc gia, dữ liệu đã và đang trở thành yếu tố then chốt trong mọi quyết định, đây chính là nền tảng của xã hội số. Do đó, phát triển dữ liệu là cơ hội để Việt Nam bứt phá trở thành quốc gia số, nền kinh tế số thịnh vượng.

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành
Khoa học - Công nghệ

Đề xuất 5 ưu đãi đặc biệt dành cho tổng công trình sư, nhà khoa học đầu ngành

Tại Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất nhiều chính sách ưu đãi lớn đối với cá nhân hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhiều ưu đãi đặc biệt đối với các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng.

Phụ nữ tham gia vào việc làm lĩnh vực khoa học công nghệ, STEM không chỉ khẳng định mình mà còn đạt được sự công bằng về thu nhập
Khoa học

Cơ hội của nữ giới trong STEM và chuyển đổi số

Việt Nam đang ở “thời kỳ vàng” để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Và trong dòng chảy ấy, phụ nữ không thể đứng ngoài. Ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và khẳng định mình trong các lĩnh vực này.

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch
Khoa học

Giảm thiểu sai sót, bảo đảm minh bạch

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng trợ lý ảo vào quá trình xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đang mở ra những cơ hội lớn trong việc nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Công nghệ AI không chỉ giúp tự động hóa quy trình xử lý văn bản mà còn hỗ trợ phát hiện sai sót, bảo đảm tính minh bạch và phù hợp của hệ thống pháp luật.

TS Nguyễn Viết Hương - Phó Trưởng khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa – đạt Giải thưởng khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024.
Khoa học

Thu hút nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH, CN và ĐMST) cũng bổ sung nhiều quy định mới, trong đó mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh sang khu vực ngoài công lập để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST; thu hút tổ chức, cá nhân nhất là khối doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, ĐMST.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"
Khoa học - Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa"

Việc xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Bộ Khoa học và Công nghệ: Khẳng định sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Từ ngày 1.3, Bộ Khoa học và Công nghệ mới (được hợp nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Khoa học và Công nghệ) chính thức đi vào hoạt động. Ngày 3/3, Bộ đã tổ chức Lễ chào cờ đầu tháng, khẳng định tinh thần đoàn kết và sứ mệnh tiên phong. Sự kiện được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu là các đơn vị trực thuộc Bộ trên cả nước.

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn
Khoa học - Công nghệ

Nông nghiệp sẽ thông minh hơn, hiệu quả hơn

Phát biểu tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, GS.TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp và làm cho nông nghiệp thông minh hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu
Khoa học

Đầu tư cho khoa học, công nghệ là yêu cầu tất yếu

Đầu tư cho khoa học, công nghệ nói chung và đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là yêu cầu tất yếu. Đây là khẳng định của TS. Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tại Tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!
Khoa học

Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch luôn được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Agribank!

Đó là chia sẻ của Phó trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank Lê Văn Tuấn tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2. Và, hoạt động đầu tư này đã được Agribank thực hiện từ năm 2017 với điểm nhấn là gói 50.000 tỷ đồng và mức cam kết cho vay cao nhất để cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7.3.2017 của Chính phủ.

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại
Khoa học

Xu hướng tất yếu của nông nghiệp thông minh, hiện đại

Tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2, các đại biểu khẳng định, công nghệ thông minh sẽ thâm nhập như một khuynh hướng tất yếu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có nông nghiệp. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội sẽ thúc đẩy mạnh mẽ khuynh hướng này.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Khoa học

Lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tế

Tôi rất ấn tượng với cách làm của Báo Đại biểu Nhân dân, rất kịp thời, sáng tạo, bám sát chức năng, nhiệm vụ cơ quan báo chí của Quốc hội. Đây là tọa đàm quan trọng, tạo sự lan tỏa tinh thần đổi mới, truyền thông chính sách gắn với thực tiễn, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, một lĩnh vực đóng góp rất lớn vào GDP của đất nước”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, ĐBQH hoạt động chuyên trách Trung ương, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nông nghiệp thông minh: Đột phá từ Nghị quyết 57” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 28.2.