Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.


Trong chuyên đề khảo sát việc thực hiện công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn từ tháng 1.2021 đến tháng 8.2024 vừa qua, nhiệm vụ về phối hợp, tổ chức khảo sát, quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm nguy cơ… để đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn là nội dung được Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long hết sức lưu ý đối với các cơ quan chức năng của tỉnh.

Ưu tiên dự báo, phát hiện để sẵn sàng các phương án

Trong chuyến thăm và làm việc tại Đồng bằng sông Cửu Long đầu tháng 8.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát thực tế và có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố về tình hình và công tác khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở và ngập úng tại các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại cuộc làm việc quan trọng này, người đứng đầu Chính phủ đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ phải nắm chắc, dự báo đúng tình hình; nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; huy động tổng thể nguồn lực về con người, tài chính, cơ sở vật chất vào phòng, chống sụt lún, sạt lở và ngập úng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở ven biển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thị sát tình hình sạt lở ven biển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đối với Vĩnh Long, nắm chắc và cảnh báo sớm cũng được xác định là giải pháp phi công trình quan trọng nhất trong phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra. Thực tế thì từ năm 2023 - 4.2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam thực hiện hoàn thành nhiệm vụ quan trắc, nghiên cứu đánh giá ổn định bờ sông và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở sông Cổ Chiên, đoạn từ rạch Cái Cá đến rạch Bà Bóng dài 2.500m thuộc xã Hòa Ninh, An Bình (huyện Long Hồ), Phường 1, 2, 5 (TP Vĩnh Long). Đồng thời, phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam triển khai nhiệm vụ khảo sát, đánh giá ổn định bờ sông và trình phê duyệt nhiệm vụ thuộc khu vực các tuyến sông lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với tổng chiều dài các tuyến sông được khảo sát là 209.600m, gồm: Sông Tiền, Cổ Chiên, Cái Cam, sông Hậu, Cái Vồn, Măng Thít và kênh Xáng.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng khảo sát quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch trong tỉnh; đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh.

2-doan-ke-khac-phuc-diem-sat-lo-tai-ap-tan-thoi-xa-tan-hanh-huyen-long-ho-2678-2972.jpg
diem-sat-lo-tai-ap-thuan-thanh-xa-thuan-an-thi-xa-binh-minh-song-my-thuan-4803-1781.jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long khảo sát thực tế tại các địa phương. Ảnh: Hữu Tài

Tại cuộc khảo sát vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã có những ghi nhận, đánh giá tích cực đối về công tác phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn cấp tỉnh với cơ quan chuyên môn, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam sớm triển khai nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, để trình phê duyệt bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, góp phần thực hiện tốt hơn công tác dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, quan tâm thực hiện kịp thời việc rà soát, công bố kịp thời tình huống khẩn cấp thiên tai về sụp lún, sạt lở trên địa bàn.

Theo Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thanh Cần, sự vào cuộc chủ động này đã góp phần quan trọng, góp phần ngăn chặn và có phương án khắc phục nhanh chóng, kịp thời hậu quả do sạt lở gây ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại; giữ ổn định cuộc sống, sinh hoạt của người dân khu vực đô thị, thị tứ khắc phục và hạn chế sạt lở bờ sông.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh kiến nghị, UBND tiếp tục chỉ đạo phối hợp nghiên cứu, khảo sát (chuyên gia, viện khoa học) để có cơ sở vững chắc tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, góp phần thực hiện tốt hơn công tác dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới…

Tập trung khắc phục, tháo gỡ các hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý

Bên cạnh công tác dự báo, cảnh báo, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long cũng thẳng thắn chỉ rõ nhiều tồn tại hạn chế trong công tác tuyên truyền phòng chống thiên tai nói chung và sạt lở bờ sông nói riêng tại một số thời điểm chưa kịp thời. Đáng lưu ý, nhận thức của một số người dân trong khu vực sạt lở bờ sông chưa cao; ít quan tâm, xem đó là việc của Nhà nước mà chưa thấy trách nhiệm của cá nhân.

Thành viên Đoàn khảo sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Thành viên Đoàn khảo sát phát biểu tại buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Các thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cũng lưu ý, công tác quản lý nhà nước đối với các hành vi xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ lấn chiếm bờ sông, kênh rạch còn khó khăn. Việc ngăn chặn chưa kịp thời, xử lý chưa kiên quyết. Thiết kế dự án và giải pháp thi công, thực hiện việc khắc phục sạt lở một số công trình thủy lợi, giao thông kết hợp thủy lợi chưa phù hợp, đôi khi làm gia tăng sạt lở, như: việc lấy đất gần bờ, lấy đất quá sâu làm mất chân taluy của bờ sông, kênh rạch, gây sạt lở...

Trước những tồn tại hạn chế nói trên, Đoàn khảo sát đã đưa ra hàng loạt kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông. Trong đó, tập trung tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống thiên tai nói chung và phòng chống sạt lở bờ sông nói riêng. Quan tâm công tác tập huấn, hướng dẫn diễn tập các hoạt động ứng phó, xử lý thiên tai nói chung và sạt lở bờ sông nói riêng. Đồng thời, có giải pháp phối hợp tốt hơn nữa giữa các ngành, địa phương triển khai rốt ráo việc xây dựng chính sách hỗ trợ di dời, tái định cư cho người dân; thực hiện các công trình thủy lợi, giao thông có tính căn cơ, đồng bộ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt phát biểu làm rõ thêm một số nội dung Đoàn khảo sát quan tâm. Ảnh: Hữu Tài

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt phát biểu làm rõ thêm một số nội dung Đoàn khảo sát quan tâm. Ảnh: Hữu Tài

Một kiến nghị nữa cũng được khá nhiều thành viên Đoàn khảo sát đề nghị tập trung thực hiện thời gian tới là phải nâng cao chất lượng kiểm tra, góp ý thẩm định đối với phương án thi công các công trình thủy lợi để có giải pháp hợp lý, không gia tăng nguy cơ sạt lở do yếu tố chủ quan khi xây dựng công trình. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị bộ, ngành Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung nâng các chính sách trợ thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ khôi phục sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, tái thiết lại sản xuất hoặc hỗ trợ nơi tái định cư…

Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị, cần kịp thời rà soát, gia hạn cấp phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2024 - 2025; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác cát gia hạn khai thác cát lòng sông, nhất là khai thác cát trái phép, khai thác sai vị trí cấp phép. Cùng với đó, sớm tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt thông qua Đề án: “Đánh giá, thăm dò trữ lượng cát lòng sông giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh”…

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thanh Cần phát biểu tại cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thanh Cần phát biểu tại cuộc làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: Hữu Tài

Đối với UBND tỉnh, cần quan tâm, rà soát, cân đối, bố trí nguồn lực để từng bước triển khai thực hiện đầu tư khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Trong kế hoạch vốn xây dựng cơ bản giai đoạn trung hạn 2026 - 2020, cần quan tâm đầu tư các công trình, dự án phòng, chống sạt lở; bố trí nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bố trí ổn định dân cư theo Quyết định số 590/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai nhằm hỗ trợ di dời hộ ven sông vùng có nguy cơ bị sạt lở, ổn định nơi ở, giai đoạn 2025 – 2030.

Trong công tác quy hoạch đất, quy hoạch xây dựng cần chú ý kết hợp tính lưỡng dụng trong các dự án giao thông - thủy lợi, bảo đảm tuổi thọ công trình. Đồng thời, quan tâm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo sinh kế của người dân khu vực đầu tư dự án. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản đất, cát trên các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn; kiên quyết xử lý các vi phạm ảnh hưởng đến bờ sông…

Mạnh Tuân - Hữu Tài - Anh Lương

Trình bày: Bảo Linh

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.