Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp

công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Hiệu quả từ các giải pháp phi công trình

Theo các chuyên gia, sạt lở là hệ quả của nhiều tác động khác nhau, từ yếu tố địa chất - địa mạo, thủy văn, khí hậu, biến đổi khí hậu, mà cụ thể nhất là mực nước biển dâng và gia tăng biên độ nhiệt theo ngày đêm, cùng với các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đang tác động lên môi trường tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho đến các yếu tố tác động từ con người.

Đối với tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, từ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, địa phương đã tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở; tăng cường thông tin, cảnh báo các khu vực đã, đang và có nguy cơ sạt lở. Thực hiện chương trình bố trí dân cư, hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để xử lý, gia cố nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra.

di-doi-ts-3741-5768.jpg
di-doi-tai-san-603-2863.jpg
Lực lượng chức năng địa phương hỗ trợ người dân di dời tài sản do sạt lở bờ sông. Ảnh: Tuấn Quang

Tại huyện Long Hồ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồ Thế Nhu cho biết: trong bối cảnh nguồn kinh phí đầu tư có hạn hiện nay, thì giải pháp phi công trình được coi là một trong những giải pháp phòng chống sạt lở hiệu quả. Xác định rõ điều này, thời gian qua, huyện Long Hồ đã tập trung triển khai đồng bộ kết hợp các giải pháp thông tin truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai, có biện pháp phòng tránh nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; theo dõi diễn biến sạt lở, tổ chức cắm biển cảnh báo các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao; tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực đang xảy ra sạt lở nguy hiểm; sử dụng cây cỏ và các vật liệu tại chỗ để chắn sóng, chống xói lở bờ...

Tương tự Long Hồ, tại thị xã Bình Minh, hàng năm, thị xã đều xây dựng kế hoạch tập huấn nhằm mục đích nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai cho các xã, phường; tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (từ ngày 15 - 22.5 hàng năm). Trong đó, thị xã đã triển khai treo pano; phát và đăng tải hàng trăm tin, bài viết‎ trên các nền tảng truyền thông đại chúng để ‎truyền ‎tải các kiến thức phòng, chống, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Đặc biệt, huyện hết sức quan tâm cho công tác cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở; chỉ đạo rà soát cấp phát 24 biển cảnh báo sạt lở nguy hiểm cho UBND các xã, phường để cảnh báo người dân khi xảy ra sạt lở và đường dây nóng phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời. Bên cạnh đó, UBND thị xã cũng tổ chức diễn tập và lồng ghép diễn tập cấp xã, phường với khoảng 180 người tham dự về kiến thức, kỹ năng ứng phó, khắc phục hậu quả của sạt lở bờ sông…

Lãnh đạo thị xã Bình Minh cho biết, hiệu quả của giải pháp công trình đã có tác động tích cực, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp trong công tác phòng chống sạt lở bờ sông, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai này gây ra, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn thị xã.

Thị xã Bình Minh tổng kết công tác diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Ảnh: Hoàng Minh

Thị xã Bình Minh tổng kết công tác diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021. Ảnh: Hoàng Minh

Trong chuyên đề khảo sát vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long cũng đánh giá cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn phối hợp với các địa phương vận động, thực hiện xã hội hoá với một số giải pháp phi công trình (như giữ nuôi lục bình, trồng bần, rào chắn, cảnh báo… Đến nay, đã có một số mô hình giữ nuôi lục bình, trồng bần mang lại hiệu quả; kể cả gắn với việc giải quyết việc làm như đan lục bình, sử dụng vật liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ tại một số địa phương; có một số địa phương vận động thực hiện tốt việc xã hội hóa đối với giải pháp công trình, đầu tư kè chống sạt lở.

Đơn cử như, năm trong 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vận động Công ty TNHH MTV Xã hội MangLub Việt Nam triển khai trồng 5.000/7.000 cây bần trên diện tích 2ha bãi bồi ven sông Cổ Chiên, thuộc 2 ấp Đại Nghĩa, Phú An (xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm) nhằm hạn chế sạt lở bờ sông. Trong 8 tháng đầu năm 2024, ngành chức năng của tỉnh tiếp tục vận động Công ty Manglub Việt Nam trồng 1.500 cây bần trên bãi bồi sông Cổ Chiên, đoạn thuộc xã Trung Thành Đông (Vũng Liêm).

z5961819849019-1d8f2d993be24ae1300823682ddd945d-3865-7006.jpg
di-doi-tai-san-603-2863.jpg
Lực lượng chức năng địa phương hỗ trợ người dân di dời tài sản do sạt lở bờ sông. Ảnh: Tuấn Quang

Ngành nông nghiệp Vĩnh Long sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn, thiên tai; phối hợp ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chuẩn bị các phương án đề phòng giông lốc, di dời dân trong vùng sạt lở, nguy cơ sạt lở vào mùa mưa; kịp thời tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; phối hợp và thực hiện công tác hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm

Cân đối nguồn lực cho các giải pháp công trình

Cùng với thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phi công trình, qua công tác khảo sát vừa qua, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh cũng ghi nhận sự vào cuộc tích cực và hiệu quả của UBND tỉnh trong triển khai thực hiện có hiệu quả “Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 6.7.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Cụ thể, Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 2.2.2021 do UBND tỉnh ban hành đã đã Kế hoạch nguồn vốn dự kiến để thực hiện đến năm 2030 khoảng 8.120.144 triệu đồng, bao gồm: vốn ngân sách Trung ương: 6.060.144 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương: 1.908.000 triệu đồng; vốn huy động hợp pháp khác: 152.000 triệu đồng.

Công trình kè mềm bằng rọ đá, khắc phục sạt lở đoạn đê bao kênh Xáng (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn). Ảnh: Hữu Tài

Công trình kè mềm bằng rọ đá, khắc phục sạt lở đoạn đê bao kênh Xáng (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn). Ảnh: Hữu Tài

Từ sự vào cuộc quyết liệt nói trên, giai đoạn năm 2021 - 2024, trên cơ sở các nguồn vốn hợp pháp đang quản lý theo thẩm quyền, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố 12,382 tỷ đồng đầu tư khắc phục công trình thủy lợi bị thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đóng góp ngày công lao động, mặt bằng, khắc phục hậu quả đê đập bị sạt lở, vỡ đê, tràn đê; tự gia cố, đầu tư một số đoạn đê, đập thuộc đất sinh hoạt, sản xuất của hộ gia đình…

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư 10 tuyến kè kiên cố có kết cấu bằng bê tông cốt thép (đang triển khai thực hiện 7 tuyến, chuẩn bị thực hiện 3 tuyến). Đồng thời, thực hiện việc gia cố, khắc phục sạt lở bằng giải pháp kè mềm tường rọ đá, kết hợp gia cố bờ sông bằng cừ tràm, cừ dừa với trên 200 điểm/tuyến sạt lở bờ bao. Tổng chiều dài kè kiên cố và bờ bao được khắc phục sạt lở khoảng 40.071m, kinh phí thực hiện 4.351.772 triệu đồng.

Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các dự án kè chống sạt lở, như: Kè chống sạt lở bờ sông Tiền (thượng lưu cầu Mỹ Thuận) dài khoảng 1.000m (thành phố Vĩnh Long); Kè chống sạt lở bờ sông Mang Thít - khu vực 10B, thị trấn Trà Ôn (Trà Ôn) dài hơn 500m; Kè chống sạt lở bờ sông Cổ Chiên (đoạn từ đầu Cù lao An Bình đến phà An Bình (Long Hồ) dài gần 4.400m; Kè bảo vệ bờ sông Vàm Tắc Từ Tải, (khu vực phường Thành Phước và phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh) dài 3.600m; Kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vồn (khu vực phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh) dài 1.364m; Kè bảo vệ, chống sạt lở Kênh Chà Và, (khu vực Phường Đông Thuận, thị xã Bình Minh) dài 1.912m…

Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long thực tế công trình xã hội hóa đầu tư khắc phục điểm sạt lở tại ấp Thuận Phú A (xã Thuận An, thị xã Bình Minh). Ảnh: Hữu Tài

Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long thực tế công trình xã hội hóa đầu tư khắc phục điểm sạt lở tại ấp Thuận Phú A (xã Thuận An, thị xã Bình Minh). Ảnh: Hữu Tài

Mặc dù đạt những kết quả quan trọng, song qua trao đổi với Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, hầu hết các đơn vị, địa phương đều nhấn mạnh, nguồn lực bố trí đầu tư hàng năm cho công tác ứng phó, xử lý và phòng, chống sạt lở bờ sông còn tương đối hạn hẹp so với nhu cầu thực tế đầu tư khắc phục các điểm sạt lở bờ sông và hiện cũng mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với kinh phí thực hiện theo Kế hoạch thực hiện “Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 6.7.2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Các đơn vị, địa phương kiến nghị, UBND tỉnh và các sở, ngành nghiên cứu cân đối nguồn vốn của tỉnh đầu tư thực hiện giải pháp công trình phòng, chống sạt lở bờ sông; ưu tiên đầu tư các công trình kiên cố (công trình thủy lợi), đặc biệt là các công trình ven sông lớn để hạn chế sạt lở bờ sông, giúp ngăn mặn và trữ ngọt chống lũ… bảo đảm phục vụ sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

"Trong thời gian từ tháng 1.2021 đến tháng 8.2024, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long cũng đã phối hợp với các địa phương kiểm tra các hoạt động khai thác cát, khoáng sản trái phép. Qua đó, phát hiện 12 tổ chức vi phạm khai thác cát lòng sông không có Giám đốc điều hành mỏ, vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (ngoài khu vực mỏ), không có giấy phép khai thác khoáng sản, vượt độ sâu cho phép, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 2.185.712.000 đồng. Về công trình xây dựng lấn chiếm đất sông, kênh, rạch, bãi bồi, gây cản trở dòng chảy làm mất an toàn công trình, gây sạt lở đã ra quyết định xử phạt 2 trường hợp với số tiền 30 triệu đồng (xử lý vi phạm thuộc lĩnh vực đất đai)."

Mạnh Tuân - Hữu Tài - Anh Lương

Trình bày: Bảo Linh

Trên đường phát triển

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ
Địa phương

Thành phố xanh bên dòng sông Hậu

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Theo xu thế của thế giới, Cần Thơ - thành phố bên dòng sông Hậu, đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang xây dựng, phát triển thành một thành phố xanh để không chỉ hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của thành phố và cả vùng ĐBSCL.

Một góc thành phố trẻ Đông Triều.
Trên đường phát triển

Thành phố trẻ vững hành trang bước vào giai đoạn phát triển mới

Những ngày cuối năm, về thành phố trẻ Đông Triều (Quảng Ninh), cảm nhận được rõ nét đổi thay ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, quê hương Đệ tứ chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám. Từ vùng quê thuần nông, sau hành trình dài xây dựng và phát triển, Đông Triều đã vươn lên không ngừng trong hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị để từng bước khẳng định vị thế của đô thị cửa ngõ kết nối tỉnh Quảng Ninh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc.

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa

"Mùa Xuân ơi, ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời. Đồi núi xanh ngời, đâu đây tiếng lòng ta vương lả lơi, đâu đây tiếng lòng ta vương thế thôi"… Âm hưởng ca khúc “Nắng có còn xuân” đang ngân vang trên từng con phố, cửa ngõ các vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Sắc xuân ngập tràn, vùng đất Lam Hồng như bừng lên sức sống mới với các tuyến đường rực rỡ cờ hoa; những tia nắng tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà… Kỳ vọng mùa Xuân mới, Hà Tĩnh sẽ bứt phá mạnh mẽ, tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển.

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy
Trên đường phát triển

Hà Nam sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ của Trung ương, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy và nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Hà Nam đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Bước sang năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam TRƯƠNG QUỐC HUY khẳng định, Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới tận dụng tối đa tiềm năng, nắm bắt thời cơ tạo nên thành quả ấn tượng trong kỷ nguyên mới.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn HOÀNG VĂN NGHIỆM.
Trên đường phát triển

Lạng Sơn chuẩn bị mọi điều kiện bước vào kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, để Lạng Sơn tự tin vững bước vào kỷ nguyên mới, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh HOÀNG VĂN NGHIỆM cho rằng, cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị
Quốc hội và Cử tri

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị

Nhấn mạnh tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, cố kết cộng đồng là tiêu chí quan trọng trong xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án chuỗi giá trị, đại diện Ủy ban Dân tộc đề xuất đưa 3 tiêu chí này vào hỗ trợ dự án phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Những nội dung này cần được đưa vào quyết định phê duyệt giai đoạn 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh
Trên đường phát triển

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23.1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường và đoàn công tác gồm lãnh đạo Văn phòng UBND, một số sở, ngành của tỉnh đã tới thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. 

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận
Địa phương

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Xã Minh Quang - xã NTM nâng cao đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của thành phố Hà Nội mang diện mạo tươi mới, yên bình và đáng sống
Trên đường phát triển

Sức vươn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực; khoảng cách hai miền xuôi - ngược ngày một được rút ngắn; đến nay, 100% xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của thành phố Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Hà Nội đang tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.