MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP

Bài 2: Cải cách nền hành chính quốc gia - bước đột phá mạnh mẽ

Trước những yêu cầu bức thiết của cuộc sống, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo rất cần thiết, thể hiện chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng; không chỉ chống lãng phí mà còn thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước và hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì sự giàu mạnh, thịnh vượng và hạnh phúc của Nhân dân.

Từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Đảng ta chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Cải cách một bước nền hành chính và tổ chức bộ máy

Đại hội VI của Đảng (1986) đề ra đường lối đổi mới kinh tế, tạo tiền đề thoát khỏi khủng hoảng và nền hành chính, kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Đại hội VII (1991) xác định tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi Hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, của chính quyền địa phương (CQĐP), đặt nền tảng cải cách một bước nền hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với các nội dung chủ yếu: (1) Cải cách thể chế của nền hành chính; (2) Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính; (3) Xây dựng đội ngũ cán bộ,̣ công chức. Đồng thời, tập trung triển khai đột phá trên 7 lĩnh vực cấp bách đang gây phiền hà dân, tác động tiêu cực sự phát triển bấy giờ, gồm: nhà đất, đăng ký sản xuất - kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp, thuế, trật tự an toàn giao thông và xuất nhập cảnh.

c1.jpg
Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh năm 2025. Ảnh: V. Hậu

Tuy nhiên, những cải cách mới chỉ là bước đầu, nền hành chính vẫn còn nặng tàn dư tư tưởng và cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội; chưa đáp ứng được những yêu cầu phục vụ Nhân dân trong điều kiện mới. Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung, quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt. Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề khiếu kiện nổi cộm trên địa bàn; lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp.

Thực tế đó đòi hỏi phải có một cuộc cải cách toàn diện, đồng bộ nền hành chính nhà nước, trong đó có tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để đáp ứng công cuộc cải cách kinh tế, phát huy nền dân chủ và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu cấp bách đó, các Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước ra đời, triển khai thực hiện, từng bước tạo nên những bước đột phá quan trọng.

Đột phá từ các Chương trình tổng thể cải cách hành chính

Trong suốt hơn 2 thập kỷ kể từ năm 2000 đến nay, 3 Chương trình tổng thể CCHC ở nước ta được Chính phủ ban hành, triển khai thực hiện với các mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể, bài bản trong từng giai đoạn (giai đoạn 2001 - 2010; giai đoạn 2011 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030 đang thực hiện) đã đạt được những thành tựu lớn trên các lĩnh vực chủ yếu của nền hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thể chế nền hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) không ngừng được hoàn thiện, đồng bộ, ngày càng cải tiến đơn giản hóa thủ tục, quy trình, công khai, minh bạch, rút ngắn thời hạn giải quyết. Bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương đã được phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân nâng lên so với trước. Các nguồn lực công phục vụ cho nền hành chính được khai thác, phát huy, góp phần phục vụ Nhân dân, cải cách công vụ và hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tăng đều qua từng năm, năm 2023 ở mức 82,66% (năm 2022: 80,08%).

Tuy nhiên, theo Báo cáo CCHC năm 2024 của Chính phủ và đánh giá tại Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XIII), Kết luận số 121-KL/TW ngày 24.01.2025 của Ban Chấp hành Trung ương và nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm: Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đông nhưng cơ cấu chưa hợp lý, thiếu hụt chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực quan trọng.

Người đứng đầu Đảng ta nhấn mạnh: mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta tuy đã được đổi mới ở một số bộ phận, nhưng cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển; tạo ra tâm lý “Nói không đi đôi với làm”. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đất đai ở cấp huyện vẫn còn rườm rà, phức tạp, người dân như thể bị đánh đố, khó tiếp cận... Đó là những nguyên nhân chủ yếu trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế.

Theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 10.01.2025, tốc độ tăng GDP nước ta năm 2024 tăng 7,09%, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 476,3 tỷ USD, đứng thứ 33 thế giới; thu nhập bình quân/người đạt 4.700 USD, thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao; lần đầu tiên, Việt Nam được Liên Hiệp Quốc xếp vào nhóm quốc gia có chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử khá cao (đứng thứ 71/193 quốc gia) cùng nhiều chỉ số đánh giá và lời ca tụng khác. Đó là thực tế ghi nhận sự bứt phá của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nổ lực của toàn dân và cả hệ thống chính trị.

Tuy vậy, nếu thỏa mãn với thành quả ban đầu đạt được, ngủ quên trên “vòng nguyệt quế” sẽ có nguy cơ nền kinh tế đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thực tế, nhiều chỉ số đánh giá của Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn ở mức thấp. Chẳng hạn, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Myanma, Campuchia, Lào và chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% của Philippines. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đứng sau nhiều nước ASEAN. Hay chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam cũng xếp dưới Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore nhiều bậc. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản ở khu vực công nước ta cũng ở mức cao.

Do đó, cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo rất cần thiết, thể hiện chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng; không chỉ chống lãng phí mà còn thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước và hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vì sự giàu mạnh, thịnh vượng và hạnh phúc của Nhân dân.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên - Ảnh: VGP
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bước đột phá chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước

Chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là một định hướng lớn, mang tầm chiến lược của Trung ương đang được triển khai khẩn trương, kiên quyết, dứt khoát trên cơ sở tham vấn rộng rãi, đặt sự đồng thuận làm nền tảng. Đây là một cuộc cách mạng, là bước đột phá về thể chế chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước. Mọi cải cách thể chế đều phải vì lợi ích thiết thực và lâu dài của nhân dân. Đây là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam chiều qua, 29.3.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ
Chính trị

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng hiến định cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh

Để việc sắp xếp bộ máy đạt được hiệu quả như người đứng đầu Đảng ta xác định và kỳ vọng của Nhân dân là xây dựng bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, giải pháp quan trọng nhất chính là “không được vì nể nang hoặc cảm tình mà giữ lại trong bộ máy những người không đủ năng lực và phẩm chất; cũng không được lợi dụng việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế đưa ra khỏi cơ quan những người có năng lực, những người trung thực, thẳng thắn phê bình khuyết điểm, đấu tranh chống tiêu cực”.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm

Theo lộ trình, đến tháng 6.2025, việc không tổ chức cấp huyện và sắp xếp cấp xã sẽ cơ bản hoàn thành để từ tháng 7, bộ máy hai cấp đi vào hoạt động. Cán bộ, công chức sẽ về đâu sau sắp xếp là bài toán “nóng” và “khó” đang được dư luận hết sức quan tâm và người trong cuộc cũng không khỏi trăn trở. Cuộc cách mạng nào để giành được thắng lợi cũng phải có những mất mát hy sinh, chỉ khi chung một chữ đồng, quyết tâm thì mới tạo đà cho đất nước nhẹ đôi cánh vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính

Việc không tổ chức cấp huyện được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chuyển giao nhiệm vụ của cấp huyện sau khi bỏ như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, tổ chức, bảo đảm bộ máy hành chính mới hoạt động hiệu quả mà không gây áp lực quá lớn lên bất kỳ cấp nào (tỉnh và xã) là vấn đề đang được đặt ra. Riêng đối với người dân, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

Bài 1: Đích đến là hạnh phúc của người dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đích đến là hạnh phúc của người dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của Nhân dân làm thước đo hiệu quả, căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những yêu cầu cấp bách đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: sắp xếp, tinh gọn bộ máy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân. Trong lộ trình sắp xếp ấy, đích đến của việc bỏ chính quyền cấp huyện chính là hạnh phúc của Nhân dân.

Tỉnh lỵ xứng tầm, chính quyền vững mạnh
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tỉnh lỵ xứng tầm, chính quyền vững mạnh

Định hướng của Trung ương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện mô hình địa phương hai cấp đã tạo sự quan tâm sâu sắc của xã hội. Cử tri coi đây là một chủ trương sát đúng, phù hợp với quá trình và thời điểm phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Điều mong muốn lớn nhất của Nhân dân là công tác tổ chức thực hiện được khách quan, dân chủ để cơ sở mới xứng tầm và bộ máy mới thực sự vững mạnh.

Tạo đòn bẩy thị trường vốn để công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo đòn bẩy thị trường vốn để công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số

Sáng 19.3, tại trụ sở Báo Nhân dân, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, Báo Nhân dân phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế số (IDS) tổ chức Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số”.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.