Nâng cao chất lượng thẩm tra báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết

Bài 4: Làm rõ sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế

Tại phiên họp thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang, đối với các báo cáo, chủ trì yêu cầu các cơ quan trình bày những vấn đề mới, nổi cộm, còn ý kiến khác nhau; dành nhiều thời gian trao đổi, phân tích, làm rõ vấn đề tồn tại, hạn chế, có sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế nắm bắt được qua khảo sát, thu thập thông tin, kết quả làm việc của một số ngành liên quan. Đối với các dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến cụ thể, làm rõ mục đích, sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thực tiễn, tính khả thi...

Theo Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang Phạm Thùy Trang, xác định vai trò quan trọng của công tác thẩm tra và với đặc thù riêng của các nội dung thuộc trách nhiệm thẩm tra của Ban Pháp chế, chủ yếu thẩm tra các báo cáo thường kỳ (2 lần/năm) thuộc lĩnh vực nội chính, hầu hết do các cơ quan bảo vệ pháp luật xây dựng hoặc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng; nội dung trong các báo cáo là những vấn đề phức tạp, thu hút sự quan tâm của đại biểu và cử tri. Vì vậy, quá trình thẩm tra, Ban Pháp chế luôn thận trọng, sáng tạo và thực hiện đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục theo quy định nhằm bảo đảm chất lượng thẩm tra. Các thành viên Ban chủ động nghiên cứu tài liệu, kết hợp với thông tin nắm bắt qua nhiều nguồn khác nhau, tích cực tham gia đóng góp và Ban đã góp ý, phản biện nhiều nội dung giúp cho cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, TAND, VKSND, Cục THADS tỉnh có thêm tư liệu thực tế, căn cứ pháp lý chắc chắn để hoàn thiện tài liệu trình HĐND tỉnh.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát, lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố - ẢNH HẰNG NGA
Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát, lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định một số nội dung liên quan đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố. Ảnh: Hằng Nga

Lựa chọn vấn đề khảo sát thực tế

Trên thực tế, cơ quan trình báo cáo thuộc lĩnh vực nội chính nên đòi hỏi thành viên Ban Pháp chế phải nắm chắc vấn đề; một số báo cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau, đòi hỏi số liệu thống kê phải thống nhất nhưng báo cáo do các cơ quan khác nhau xây dựng nên dễ có sự chênh lệch; một số báo cáo, dự thảo nghị quyết gửi về Ban còn chậm so với yêu cầu nên việc thẩm tra có lúc, có việc chưa đạt kết quả như mong muốn… Để bảo đảm chất lượng thẩm tra, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang đã chủ động thu thập thông tin liên quan đến các nội dung thẩm tra - Thường xuyên tập hợp, củng cố nguồn thông tin, lưu trữ thành dữ liệu phục vụ công tác thẩm tra. Xác định rõ nội dung cần lưu ý, phải nêu trong báo cáo, từ đó chủ động yêu cầu cơ quan xây dựng báo cáo đưa ngay vào báo cáo trình thẩm tra.

Lựa chọn vấn đề và tổ chức khảo sát thực tế để nắm tình hình, thu thập thông tin để có những nhận định chính xác, khách quan, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp (Đối với báo cáo thường kỳ trình kỳ họp, thường Ban lựa chọn 2 - 3 đơn vị cấp huyện, tổ chức buổi làm việc chung với 4 cơ quan: công an, tòa án, viện kiểm sát, THADS; đối với dự thảo nghị quyết quan trọng, quy định chính sách đặc thù của tỉnh, có tác động sâu rộng, có thể Ban lấy ý kiến của đối tượng chịu tác động thông qua tham vấn bằng phiếu hỏi, hoặc lồng ghép TXCT chuyên đề). Cử đại diện lãnh đạo Ban tham gia ngay từ đầu quá trình xây dựng văn bản, tham gia các cuộc họp thẩm định báo cáo, dự thảo nghị quyết do lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh chủ trì; dự các cuộc họp UBND để nắm bắt các thông tin ngay từ đầu, đồng thời tham gia góp ý giúp cho cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trước khi trình thẩm tra.

Ngay sau khi có văn bản của Thường trực HĐND phân công thẩm tra, Ban đã chủ động xây dựng kế hoạch thẩm tra sớm. Trong đó, nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung thẩm tra bảo đảm hợp lý, khoa học và thông báo đến các đơn vị liên quan, yêu cầu chuẩn bị tài liệu bảo đảm chất lượng, ấn định rõ thời hạn gửi tài liệu về Ban. Đồng thời, chỉ đạo bộ phận tham mưu, giúp việc theo dõi sát sao, thường xuyên đôn đốc, kịp thời báo cáo lãnh đạo Ban khi cần thiết, vì vậy hầu hết các tài liệu thẩm tra đều được gửi đến Ban đúng thời hạn.

Tập trung những vấn đề mới, nổi cộm, còn ý kiến khác nhau

Tại phiên họp thẩm tra, đối với các báo cáo, vì các báo cáo này là báo cáo thường kỳ, đều do các cơ quan thuộc lĩnh vực nội chính xây dựng, tham mưu nên chất lượng báo cáo cơ bản bảo đảm, chủ trì chủ yếu yêu cầu các cơ quan trình bày những vấn đề mới, nổi cộm, vấn đề còn ý kiến khác nhau; dành nhiều thời gian để các thành viên, cơ quan trình trao đổi, phân tích, làm rõ những vấn đề, nhất là những tồn tại, hạn chế, có sự khác nhau giữa báo cáo và thực tế nắm bắt được qua khảo sát, thu thập thông tin, kết quả làm việc của một số ngành liên quan đến nội dung thẩm tra. Đối với các dự thảo nghị quyết, các thành viên Ban tập trung thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến cụ thể, làm rõ mục đích, sự cần thiết, cơ sở pháp lý, thực tiễn, tính khả thi, giúp cơ quan trình tiếp thu, hoàn chỉnh báo cáo, dự thảo nghị quyết trình HĐND bảo đảm chất lượng.

Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Bắc Giang Phạm Thùy Trang nhấn mạnh: Báo cáo thẩm tra của Ban cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến về tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi, sự phù hợp tình hình thực tế; thẳng thắn nêu những tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân, những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung… Những nhận định khách quan, sát thực tế và có tính phản biện cao giúp HĐND nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp; tập trung thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để thống nhất và có quyết định đúng đắn về những vấn đề quan trọng của địa phương.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.