Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Bài 3: Nền tảng tinh thần vững chắc, quyết tâm, thực hiện

Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận được sự quan tâm rất lớn trong các tầng lớp Nhân dân. Sự tin tưởng tuyệt đối vào cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy như lộ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra chính là cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng, Nhà nước ta quyết tâm, quyết liệt thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

Trong bài viết với tựa đề “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “... Để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị...”.

Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân

Thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy, theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và người đứng đầu Đảng ta là: xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Sâu xa hơn như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là để phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống Nhân dân và bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Hay nói cách khác, đích đến của cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là thay đổi rõ rệt về chất lượng hoạt động của bộ máy, xóa bỏ mọi rào cản tạo động lực cho kinh tế phát triển, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân.

“Điều dễ thấy nhất của tinh gọn bộ máy đó là giảm gánh nặng về ngân sách, có nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hơn như giáo dục, y tế, hạ tầng hoặc chuyển vào các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp phục vụ đời sống người dân. Khi bộ máy được tinh gọn đồng nghĩa với việc giảm bớt biên chế, cắt giảm các khoản chi thường xuyên, từ đó tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước. Việc Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9.2025 trở đi) là một minh chứng điển hình. Khi nguồn ngân sách không phải dành tới 70% để nuôi bộ máy thì rõ ràng việc đầu tư vào các lĩnh vực cấp thiết hơn như giáo dục và y tế là việc làm cần thiết, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo Nhân dân. Là một người dân tôi kỳ vọng và tin tưởng vào Kết luận 127 và chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy và mong muốn sẽ được hoàn thành sớm” - bà Bùi Thị Tam, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh bày tỏ.

c1.jpg
Miễn toàn bộ học phí - chính sách nhân văn góp phần xây dựng trường học hạnh phúc. Ảnh: Bình Nguyên

Cùng với đó, chất lượng phục vụ Nhân dân sẽ tốt hơn. Tinh gọn không có nghĩa là giảm cơ học mà trong giảm có tăng, giảm những người chưa phù hợp, yếu kém nhưng vẫn ưu tiên, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ trương sắp xếp bộ máy gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó sắp xếp đơn vị hành chính được bàn quyết liệt, đi trước, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp bộ máy khoa học, hợp lý hơn, hướng mạnh về cơ sở. Theo Kết luận 127, khi cấp huyện được bỏ, cấp xã được đầu tư cả nguồn lực và nhân lực, nhất là cán bộ, công chức được chuẩn hóa, làm chủ công nghệ sẽ là “chìa khóa” nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tôi tin chắc bỏ cấp huyện hướng về cơ sở thì nhiều dịch vụ công người dân sẽ được tạo thuận lợi, thay vì đi lòng vòng nhiều bước, lên huyện, lên tỉnh thì sắp tới nhiều thủ tục hành chính sẽ được giải quyết ngay tại cấp xã, người dân chúng tôi sẽ không phải đi lại xa xôi. Minh chứng dễ thấy nhất như việc bỏ công an cấp huyện, các thủ tục hành chính như đăng ký xe máy, xe ô tô bây giờ chỉ cần đến công an xã, nhanh gọn, thuận tiện biết bao. Sắp tới không còn cấp huyện, làm bìa đỏ hay giấy phép xây nhà, đăng ký kinh doanh thì chỉ cần lên xã thôi. Sắp xếp bộ máy đúng là người dân sẽ được lợi, tôi mong rằng lộ trình sẽ được làm bài bản, chặt chẽ, không gián đoạn công việc của Nhà nước và Nhân dân nhưng cũng mong thực hiện nhanh. Nói như Tổng Bí thư, việc sắp xếp không phải bàn nữa, thời cơ đã chín. Không làm là có lỗi với Nhân dân - ông Lê Văn Huân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tin tưởng.

Giữ chân được những người thực tài năng, tâm huyết

Nhiều người ví cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy là cuộc đổi mới lần 2 của đất nước (sau cuộc đổi mới năm 1986). Việc xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” trong bối cảnh hiện nay được xem là "sức mạnh chiến lược" là cuộc đại phẫu để cơ thể khỏe mạnh, vững tin đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Khối lượng công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân”. Thế nhưng cuộc cách mạng nào cũng sẽ không tránh khỏi những mất mát, hy sinh; sau khi hoàn thành việc sắp xếp để ổn định là cả một khối lượng khổng lồ với nhiều công việc từ nhỏ đến lớn. Làm sao sau cuộc đại phẫu cơ thể sẽ được phục hồi nhanh là điều cần phải bàn bạc kỹ lưỡng. Trong đó, nhiều vấn đề đặt ra đang được cử tri, Nhân dân quan tâm đó là chốn về của những cán bộ, công chức không được tiếp tục công tác. Mặc dù có hỗ trợ nhưng nhiều người không tránh khỏi những tâm tư.

“Tôi thấy chủ trương đúng, trúng và quyết tâm chính trị lớn. Tuy nhiên, sắp xếp như thế nào cho hợp tình, hợp lý và đúng pháp luật là cả một vấn đề. Còn đối với bỏ cấp huyện, sáp nhập xã thì số lượng cán bộ, công chức phải “rời sân ga” sẽ rất nhiều. Giải quyết ra sao, đúng là không tránh khỏi những tâm tư” - bà Lê Vân, thành phố Quy Nhơn, Bình Định phân tích.

Nhiều cử tri, Nhân dân cũng chung trăn trở: cán bộ, công chức ở Việt Nam đúng như đánh giá, đông nhưng không mạnh, “vừa thừa vừa thiếu”. Tinh giản, sắp xếp nhưng làm sao để giữ chân được những người thực tài năng, tâm huyết ở lại cũng là vấn đề. Trước hết là khâu đánh giá, muốn đánh giá đúng phải thanh tra, kiểm tra thực chất, từ đó mới bố trí, sắp xếp. Nếu không công tâm, minh bạch, chí công vô tư thì rất dễ đánh rơi vàng thật, nhặt lấy thau rơi.

Đặt trong guồng quay này, tâm tư, trăn trở của cán bộ, công chức không tránh khỏi và cũng dễ hiểu, dễ cảm thông. Còn đối với đại đa số người dân, bên cạnh tin tưởng, ủng hộ chủ trương nhưng nhiều người cũng băn khoăn lo lắng về tác động của sắp xếp, nhất là việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính bởi việc dân sự là liên tục, hàng ngày. Khi nhập xã thì địa giới sẽ rộng lớn hơn trước đây đồng nghĩa với khoảng cách đi lại sẽ xa xôi hơn. Vậy thì giải pháp nào để thuận tiện cho dân? Ngoài ra, khi sắp xếp, sáp nhập, một loạt trụ sở, trang thiết bị sẽ xử lý như thế nào để tránh thất thoát, lãng phí cũng là điều nhiều người dân trăn trở.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Các đại biểu tham quan Triển lãm thành tựu 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ

Tại Hội nghị toàn quốc 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước, các đại biểu đề nghị, cần gắn kết chặt chẽ sự nghiệp xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật với công cuộc kiến tạo kỷ nguyên mới, làm cho văn học nghệ thuật thấm sâu, lan tỏa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực sự trở thành động lực phát triển. Gắn bó văn nghệ sĩ với thực tiễn phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chuyển hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc thành lý tưởng thẩm mỹ, khát vọng tự thân và cảm hứng sáng tạo chủ đạo của văn nghệ sĩ.

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Vì một nền hành chính phụng sự nhân dân

Trong thời điểm chuyển mình lớn nhất của nền hành chính, điều cử tri và nhân dân kỳ vọng không chỉ là bộ máy tinh gọn, mà là một nền hành chính phụng sự nhân dân. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng - nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới”. Giữ người tài. Trao cho họ cơ hội cống hiến. Đó là cách thắp lửa “nhịp tim” cải cách - và giữ vững niềm tin vào một nền hành chính đang chuyển mình mạnh mẽ, vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Chuyển đổi số là đòn bẩy, con người là trung tâm
Chính trị

Chuyển đổi số vì môi trường - đổi cách nghĩ, làm môi trường bằng trái tim

Chuyển đổi số vì môi trường không chỉ là trang bị thiết bị, mà là đổi cách nghĩ. Hạ tầng công nghệ thông tin là xương sống, AI là bộ não, nhưng con người vẫn là trái tim. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ môi trường không chỉ giỏi nghiệp vụ, mà am hiểu công nghệ, thấu cảm cộng đồng và dám đề xuất cải tiến, làm môi trường bằng trái tim, chứ không chỉ bằng quy trình.

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực
Chính trị

Bài 4: Trao quyền gắn với kiểm soát quyền lực

Trong giai đoạn 5 năm chuyển tiếp sau sáp nhập, khi số lượng biên chế tạm thời được giữ nguyên để sắp xếp lại, từng quyết định nhân sự sẽ định hình bộ máy trong nhiều năm tới. Bộ máy mới cần được vận hành bởi những người có năng lực, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu gần dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn, giúp đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Và điều đó chỉ có thể thực hiện khi trao quyền gắn liền với giám sát, kiểm soát quyền lực...

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chọn người xứng đáng - cần minh bạch, công bằng

“Tôi không tiếc vì không còn chức vụ, chỉ tiếc những sáng kiến phải bỏ lại giữa đường”. Câu nói ấy - từ một cán bộ trẻ từng dấn thân - như một mũi tên găm vào lặng thinh. Sau đánh giá công bằng là một câu hỏi lớn hơn: làm sao giữ được người đã chứng minh giá trị? Trong một cuộc cải cách chưa từng có, chọn đúng người không thể theo cảm tính và cũng không thể chờ lòng tốt. Muốn chọn đúng người, cần minh bạch để người dám làm không bị loại vì thiếu “điểm cứng”; đủ công bằng để không ai bị gạt ra chỉ vì “không hợp cơ cấu”; và đủ kịp thời để cơ hội không trôi đi cùng nhiệt huyết.

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Sớm đồng bộ, đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển của đất nước

Thông tin tại Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức vừa qua, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Đoàn Văn Báu nhấn mạnh, từ kinh nghiệm của Ban Dân vận và Ban Tuyên giáo cho thấy, những đơn vị thuộc diện sắp xếp cần sớm đồng bộ, sớm về một nhà, đoàn kết, đồng lòng, không có tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" mà phải vì sự nghiệp chung, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Mọi cuộc cải cách đều bắt đầu từ con người. Nhưng muốn chọn đúng người - phải đánh giá đúng. Khi còn chọn người theo “lý lịch tĩnh” thay vì dữ liệu sống, theo “đủ điều kiện” thay vì làm được việc, thì nguy cơ lớn nhất là lỡ mất người có thể giữ nhịp sống cải cách. Giữ người tài - không thể bằng cảm tính hay hô hào mà phải bằng một hệ thống đánh giá thực chất, công bằng, đo được và đủ sức truyền cảm hứng.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Toàn cảnh Hội nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Góp thêm niềm tin vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đều khẳng định, “chưa bao giờ chúng ta để người dân được tiếp cận với nghị quyết nhanh như vậy”.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nền móng tư tưởng, tinh thần, tâm lý quốc dân phù hợp với thời đại

Nếu kỷ nguyên mới là thời kỳ thách thức và hóa giải mọi giới hạn phát triển, xuất phát từ chính mình, tương dung với thời đại thì không thể không phát triển trên nền móng tư tưởng và tâm lý dân tộc với bản lĩnh tự tôn, tự trọng, tự cường và hành động quyết liệt nhằm tạo ra vận tốc phát triển mới, vì sự hùng cường của quốc gia phát triển hiện đại, nêu cao vị thế, sức mạnh và danh dự đất nước trong tầm nhìn tới năm 2045.

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Cần niềm tin mạnh mẽ để đất nước vươn xa

Lương Anh Tế - Chủ tịch hội Người cao tuổi tỉnh Hải Dương

Trước những thách thức, mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức phải nỗ lực vượt qua, điều cần nhất vẫn là một niềm tin mạnh mẽ: rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Thay đổi để đất nước có cơ hội vươn xa, để từng người dân được phục vụ tốt hơn, để cán bộ được làm việc trong một môi trường xứng đáng hơn. Khi bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, và phục vụ hiệu quả - thì không chỉ ngân sách được giải phóng, mà cả trí tuệ và tâm huyết của những người trong hệ thống cũng được giải phóng.

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045
Chính trị

Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045

Lời Tòa soạn: Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chưa bao giờ như hiện nay, vấn đề xây dựng và thực thi triết lý phát triển Đất nước lại đặt ra và thách thức gay gắt, đòi hỏi Việt Nam một sự nỗ lực vượt bậc, toàn diện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, tăng tốc và kỳ vọng phát triển vượt bậc. Do đó, việc kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045 trở nên vừa cấp bách vừa mang tầm chiến lược. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Kiến tạo chủ thuyết phát triển Việt Nam trong tầm nhìn năm 2045”.

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân
Chính trị

Bài 1: Tư duy đổi mới mạnh mẽ, quyết định hợp lòng dân

Khi Tổng Bí thư nhấn mạnh: cần một cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, đó không chỉ là tín hiệu cải cách - mà là lời hiệu triệu cho một cuộc chuyển mình sâu sắc, quyết liệt và chưa từng có. Cuộc cách mạng ấy bắt đầu từ niềm tin, được dẫn dắt bằng quyết tâm chính trị, và chỉ có thể thành công khi có sự đồng thuận của toàn dân.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị

Để bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả, cần cả sự rút lui đúng lúc và sự ở lại đúng người. Người tự nguyện nghỉ trước tuổi là những người biết lùi để cái chung tiến. Còn người tài phải được giữ lại, được nuôi dưỡng tinh thần cống hiến để cùng dẫn dắt cái chung phát triển. Giữ chân người tài, vì vậy không chỉ là kỹ thuật quản trị, mà là tầm nhìn chính trị. Đó là cách một nền hành chính chứng minh bản lĩnh trong việc giữ gốc rễ, để từ đó, cái cây cải cách có thể vươn lên bền vững.

Các chuyên viên Trung tâm Phục vụ Hành chính Công tỉnh Long An hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tạo lập tài khoản và đăng ký chữ ký số để làm thủ tục hành chính trực tuyến.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Sự lựa chọn dũng cảm, đáng trân trọng

Trong "dòng chảy" cải cách hành chính mạnh mẽ, tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy nhà nước là bước đi tất yếu. Nhưng giữa những con số và kế hoạch tổ chức lại hệ thống, có hai nhóm người cần được nhìn nhận thấu đáo: những cán bộ sẵn sàng lùi lại vì cái chung và những nhân tài cần được giữ lại để dẫn dắt tương lai. Để không ai bị bỏ lại phía sau, càng không được để người tài ra đi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, kiểm tra công tác ứng trực và chúc Tết tại Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Chính trị

Chủ quyền số và an ninh công nghệ – lằn ranh sống còn trong "bão" công nghệ

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thế giới đang chứng kiến một “cơn bão công nghệ” dữ dội chưa từng có, với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và những đột phá đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong cơn "sóng thần" kỹ thuật số ấy, chủ quyền số và an ninh công nghệ đã nổi lên như tuyến phòng thủ sống còn, quyết định sự tồn vong và vị thế của mỗi quốc gia. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc - nếu chậm trễ hoặc không hành động quyết liệt, chúng ta có nguy cơ mất kiểm soát không gian số của mình, tụt hậu và thậm chí bị cuốn phăng trong cơn lốc công nghệ toàn cầu.