Thực hiện Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Bài 1: Yêu cầu tất yếu để phát triển

Chỉ trong vòng 14 ngày, từ Kết luận số 126-KL/TW đến Kết luận số 127-KL/TW của Bộ chính trị, Ban Bí thư đã có những thay đổi trong chỉ đạo của Trung ương theo đúng tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, hướng thẳng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống chính trị gọn nhẹ, minh bạch, vững mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo chức năng, lãng phí nguồn lực. Đó chính là yêu cầu tất yếu để phát triển. Ngoài quyết tâm chính trị cao, rất cần sự vào cuộc, đồng hành của các tầng lớp nhân dân, trong đó trước hết, trên hết, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức.

anh-chup-man-hinh-2025-03-06-luc-220905.png
Cán bộ Công an Quảng Ninh giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh

Để hoàn thành được mục tiêu ấy, khối lượng công việc khổng lồ cùng với nhiều thách thức, từ thể chế cần phải rà soát, đồng bộ, bộ máy cồng kềnh đến số lượng cán bộ, công chức đông, việc sắp xếp, bố trí nhân sự và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ, công chức cũng như xử lý các vấn đề về tài sản công. Sự thống nhất về nhận thức đến hành động, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là sự đồng lòng, nhất trí cao của các tầng lớp nhân dân sẽ là “chìa khóa” để vượt qua những “điểm nghẽn”, hoàn thành mục tiêu tinh gọn bộ máy như tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Tất yếu phải sắp xếp

Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (kinh tế thời chiến) sang “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Hiến pháp 2013). Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, bao cấp chưa tiến hành cải cách hành chính được vì những lý do lịch sử: tất cả vì tiền tuyến, thời kỳ đó những nhu cầu mang tính xã hội còn ít ỏi (kinh doanh, sổ đỏ, xây dựng nhà ở, thu hút đầu tư... còn chưa có), đời sống nhân dân khó khăn cho đến khi bước vào thời kỳ đổi mới xuất hiện và phát triển nhiều nhu cầu… Bộ máy hành chính cồng kềnh với các thủ tục quan liêu, chồng chéo trước đây đã cản trở sự phát triển kinh tế, không khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Vấn đề cải cách bộ máy nhà nước là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta qua nhiều nhiệm kỳ chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc Việt Nam. Điển hình trong số đó là năm 2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW "Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức"; tháng 10.2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Sau gần 8 năm thực hiện Nghị quyết 18 cho thấy hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở Việt Nam vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối, chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.

Đánh giá tổng kết việc thực thi Nghị quyết số 18 NQ/TW chỉ ra rằng “chi thường xuyên cho bộ máy chiếm tới gần 70% tổng chi ngân sách nhà nước (trong khi con số này ở nhiều nước chỉ khoảng 48 - 50%), nguồn chi cho bộ máy nhà nước đã chiếm tới 2/3 tổng chi ngân sách, không còn đủ nguồn lực để đầu tư phát triển, an sinh xã hội... Tổ chức bộ máy trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia, trong khi hiệu năng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập khiến đất nước khó vươn mình. Đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tại buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành tiêu biểu, đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các tỉnh, thành phía Nam nhân dịp Xuân Ất Tỵ “phải rất ưu tiên là bộ máy phải tinh gọn lại thì mới cất cánh được, mới bay cao, bay xa được, chứ nặng quá thì rất khó khăn...”.

“Thông tin từ nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp: ở Việt Nam chúng ta cứ 10 người dân phải nuôi 1 cán bộ hưởng lương từ ngân sách, trong khi ở Nhật Bản 700 người dân nuôi 1 cán bộ hưởng lương từ ngân sách. Gánh nặng từ ngân sách chi cho bộ máy hành chính quá lớn, nhất là chi thường xuyên, đó là chưa kể đến các chi phí phi chính thức được hô biến nhằm hợp pháp hóa về mặt hồ sơ, chứng từ như tiếp khách, các khoản đối ngoại... Việc sắp xếp và cải cách bộ máy trúng, đúng và hợp lòng dân. Cử tri chúng tôi đồng tình và ủng hộ cao quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm và mong chờ những chuyển biến rõ nét từ cuộc cách mạng này” - cử tri Lê Kim Hùng, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An bày tỏ.

Quyết tâm chính trị lớn

Có hai mục tiêu lớn của cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cùng nội dung sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, có thể thấy rõ nét quyết tâm cao trong việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nếu như Kết luận 126 dừng lại ở định hướng, nghiên cứu thì Kết luận 127 là lập Đề án, đề ra lộ trình chi tiết. Về tiến độ, Kết luận 126 báo cáo Ban Chấp hành Trung ương vào quý III.2025 còn Kết luận 127 đã rút ngắn lại báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trước ngày 7.4.2025.

“Tại Mục 7 Kết luận số 127-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo tạm dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã, cấp huyện; sau Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị sẽ có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Chỉ trong vòng có 14 ngày mà sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có những sự thay đổi. Qua so sánh thấy rõ ràng quyết tâm sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, chỉ đạo tạm dừng tổ chức đại hội Đảng bộ cấp xã, cấp huyện... là quyết định đúng đắn, kịp thời, góp phần tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức chuẩn bị. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số địa phương đã tổ chức Đại hội Đảng bộ. Do đó, thiết nghĩ Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp trên có sự chỉ đạo cụ thể phương án xử lý đối với những địa phương này” - ông Phan Đình Thắng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh kiến nghị.

Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chính là việc thực hiện Kết luận số 127-KL/TW. “Chìa khóa” của sự phát triển chính là bộ máy tổ chức hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Để cuộc cách mạng này thành công, ngoài quyết tâm chính trị cao thì rất cần sự vào cuộc, đồng hành của các tầng lớp nhân dân, trong đó trước hết, trên hết, trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Được kỳ vọng là một cuộc đột phá để phát triển và phục vụ Nhân dân, cử tri và Nhân dân đặt niềm tin rất lớn vào việc tinh gọn bộ máy sẽ sàng lọc và chọn được người đủ tài, đủ đức, đủ tâm huyết phục vụ trong bộ máy hệ thống chính trị; có chế độ đãi ngộ tương xứng để họ tận tâm, tận trí, tận lực cống hiến, phục vụ Nhân dân mà không cần, không muốn tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, khắc phục và đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, phiền hà sách nhiễu dân.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Vì sự phát triển bứt phá, hạnh phúc của Nhân dân
Chính trị

Vì sự phát triển bứt phá, hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Tinh gọn bộ máy - tiền đề quan trọng tăng tốc bứt phá
Địa phương

Tinh gọn bộ máy - tiền đề quan trọng tăng tốc bứt phá

Với tinh thần chủ động, khẩn trương với quyết tâm chính trị cao nhất, sau hơn 2 tháng tập trung triển khai, tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Điều này không chỉ nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và Nhân dân mà còn là tiền đề quan trọng xây dựng hệ thống chính trị hiện đại, hiệu quả hơn, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới.

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức

Để Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư được thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra là xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả, việc chọn mặt gửi vàng, lượng tài trao chức để giữ lại những người vừa hồng, vừa chuyên trong bộ máy nhà nước được sắp xếp hợp lý là giải pháp quan trọng nhất để đất nước ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Cơ hội tối ưu hóa nguồn lực phát triển văn hóa

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Khi địa giới hành chính được sắp xếp lại hợp lý, nguồn lực đầu tư cho văn hóa có thể được tối ưu hóa, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, xây dựng những trung tâm văn hóa quy mô lớn hơn, bảo tồn di sản văn hóa tốt hơn và khuyến khích giao thoa văn hóa giữa các địa phương. Nếu được thực hiện đúng hướng, đây không chỉ là bài toán quản lý, mà còn có thể trở thành động lực đưa văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập.

Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS Đào Duy Quát
Quốc hội và Cử tri

Tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy để đất nước phát triển nhanh và bền vững

Theo nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, PGS.TS ĐÀO DUY QUÁT, trong thời kỳ mới, trước yêu cầu “nóng bỏng” phải chuyển mình, tăng tốc, bứt phá, cần tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hệ thống chính trị với tinh thần một cuộc cách mạng rất quyết liệt, khẩn trương. Kết luận số 127 - KL/TW hướng tới mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Bài 3: Nền tảng tinh thần vững chắc, quyết tâm, thực hiện
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Nền tảng tinh thần vững chắc, quyết tâm, thực hiện

Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận được sự quan tâm rất lớn trong các tầng lớp Nhân dân. Sự tin tưởng tuyệt đối vào cuộc cách mạng sắp xếp tổ chức bộ máy như lộ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra chính là cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng, Nhà nước ta quyết tâm, quyết liệt thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.

Bài 2: Sắp xếp phù hợp xu thế chuyển đổi số
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Sắp xếp phù hợp xu thế chuyển đổi số

Theo nhiều chuyên gia, trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này, để đạt mục tiêu của chuyển đổi số nhanh, mạnh, trúng đích, bên cạnh đưa ra khỏi hệ thống những cán bộ, công chức yếu kém, rất cần có chính sách đặc thù thu hút, tuyển dụng, giữ chân nhân lực về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Đặc biệt, người dân cần thay đổi tư duy, tích cực tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tiến tới làm chủ, sánh vai cùng Nhà nước quản trị xã hội.

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Cuộc cách mạng cả về tư duy và hành động

Ngày 28.2 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó có yêu cầu rất quan trọng, đó là nghiên cứu, đề xuất sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong tình hình mới.

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời
Văn hóa - Thể thao

Thúc đẩy sáng tạo các mô hình học tập suốt đời

Theo Viện trưởng Viện Học tập suốt đời NGUYỄN ANH TUẤN, “việc Tổng Bí thư quan tâm tới học tập suốt đời sẽ là sự hậu thuẫn, thúc đẩy các phong trào, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực này cũng như các địa phương, để họ cảm thấy tự tin hơn trong việc sáng tạo ra các mô hình học tập suốt đời mà không còn phải e ngại điều gì”.

Tạo dựng chính sách giáo dục mở, thúc đẩy học tập suốt đời
Văn hóa - Thể thao

Tạo dựng chính sách giáo dục mở, thúc đẩy học tập suốt đời

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm là nguồn cảm hứng lớn, dẫn lối trên hành trình xây dựng đất nước trở thành xã hội học tập, để mỗi con người không ngừng hoàn thiện mình, thích ứng với thời đại. Nhận định như vậy, GS.TS. PHẠM TẤT DONG, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, cần tạo dựng chính sách giáo dục mở để con người có thể dễ dàng tích lũy và đổi mới tri thức liên tục...

Tổng Bí thư Tô Lâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị. Xoay quanh chủ đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: "Học tập suốt đời". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương
Theo dòng sự kiện

Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 đối với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Ngày 11.2.2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng về tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là định hướng quan trọng không chỉ cho công tác tổ chức đại hội Đảng bộ mà còn có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chính trị đất nước trong giai đoạn tới, với nhiều ý nghĩa mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển ở kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.