Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Lào Cai, Kiên Giang, Vĩnh Phúc) về dự thảo Luật Phòng không nhân dân; dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, các đại biểu đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định để bảo đảm tính khả thi, tạo thuận lợi cho cơ sở, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Lào Cai, Kiên Giang, Vĩnh Phúc) 

Làm rõ tính khả thi của việc huy động nhân lực cho phòng không nhân dân

Các ĐBQH tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Phòng không nhân dân với các lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành mới quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc liên quan đến phòng không nhân dân mà chưa sát với nhiệm vụ của lực lượng này, nên đòi hỏi phải tạo khung pháp lý đầy đủ, toàn diện. 

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
ĐBQH Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) phát biểu 

“Việc xây dựng, ban hành Luật Phòng không nhân dân góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, có ý nghĩa thiết thực bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, đại biểu Trần Văn Tiến khẳng định.

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) phát biểu 

Dù vậy, để bảo đảm tính thuyết phục về sự cần thiết phải ban hành Luật Phòng không nhân dân, ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần bổ sung, làm rõ những vướng mắc, bất cập về khuôn khổ pháp lý cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của phòng không nhân dân trong thời gian qua. Qua đó, bảo đảm cơ sở thực tiễn của việc ban hành Luật gắn bó thiết thực với nhu cầu thực tiễn hiện tại, không nên dẫn lại yếu tố lịch sử phòng không trước đó.

Mặt khác, việc phát triển các loại phương tiện, vũ khí công nghệ cao có ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ (trong đó có tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ) hiện đang được nghiên cứu điều chỉnh tại Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Do đó, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cần chú ý rà soát để bảo đảm tính thống nhất, đặc biệt là các quy định về quyền, nghĩa vụ khai thác, sử dụng và các quy định về nguồn lực bảo đảm.

Về lực lượng phòng không nhân dân huy động được quy định tại Điều 11 của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn cho rằng, đây là khái niệm mới có ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của phòng không nhân dân cũng như các chế độ, chính sách bảo đảm đối với lực lượng này. Do đó, việc xây dựng các quy định về lực lượng phòng không nhân dân cần dựa trên kết quả tổng kết việc thi hành Nghị định số 74/2015/NĐ-CP, đồng thời dựa trên đánh giá, tổng kết thi hành các quy định về lực lượng dân quân tự vệ phòng không được quy định tại Luật Dân quân tự vệ năm 2018.

Mặt khác, theo đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, cơ quan chủ trì soạn thảo cần đánh giá tác động và tính khả thi của việc huy động nhân lực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và quần chúng vào các nhiệm vụ phòng không nhân dân.

Lý lẽ là bởi, khác với các lực lượng vũ trang nhân dân khác, lực lượng phòng không phải thực hiện các nhiệm vụ tác chiến liên quan đến máy bay, radar, tên lửa, pháo phòng không… Việc huấn luyện các nghiệp vụ tác chiến phòng không cũng như sử dụng các trang thiết bị thuộc lĩnh vực này có nhiều đặc thù liên quan đến trình độ, thể chất, mất nhiều thời gian đào tạo, huấn luyện, đòi hỏi phải do lực lượng được đào tạo chuyên ngành thực hiện.

Thực tế hiện nay cũng cho thấy, các hoạt động bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cũng không có nhiều nội dung về hoạt động phòng không.

Cần thống nhất đầu mối thẩm định, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy

Với dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các ĐBQH tán thành với việc tăng cường các giải pháp, biện pháp, yêu cầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cũng như sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan, đặc biệt là xây dựng Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Qua đó, kịp thời tạo cơ sở pháp lý nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong thực tiễn.

ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) đề nghị bổ sung vào Điều 11, dự thảo Luật quy định hành vi “cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng”.

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu tại tổ

Bởi, thực tiễn cho thấy đang có tình trạng bình chữa cháy giả, kém chất lượng với giá khá hấp dẫn trên thị trường; cột chữa cháy dựng lên nhưng không cơ quan nào kiểm tra, dẫn đến khi xảy ra sự cố cần chữa cháy thì không có nước hoặc không hoạt động được. “Điều này rất nguy hiểm nếu nguy cơ cháy nổ xảy ra, không thể chủ động kịp thời dập tắc đám cháy, do đó phải đưa nội dung này vào điều cấm”, đại biểu đề nghị.

Dẫn các quy định tại Điều 14, 15 và Điều 45 của dự thảo Luật về thẩm tra, thẩm định thiết kế, nghiệm thu và kiểm tra công tác nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, ĐBQH Lê Thu Hà (Lào Cai) nhận thấy, dự thảo Luật “chia” chức năng thẩm định, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới cho nhiều đối tượng thực hiện.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định rõ “cơ quan chuyên môn về xây dựng” là cơ quan nào hay “người quyết định đầu tư trong tổ chức thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy” là những cơ quan, tổ chức nào. Tương tự, cũng như chưa quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức này.

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
ĐBQH Lê Thu Hà (Lào Cai) phát biểu tại tổ

Theo đại biểu Lê Thu Hà, ở nhiều quốc gia phát triển, quy trình cấp phép, thẩm định, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy chỉ do một cơ quan đầu mối thực hiện. Theo đó, một dự án, công trình để được cấp phép xây dựng sẽ chỉ do một cơ quan thực hiện thẩm định, nghiệm thu và ban hành giấy phép nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Tiếp thu kinh nghiệm thế giới, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật có thể quy định phân tách về chức năng, nhiệm vụ, nhưng nên tổng hợp một đầu mối thực hiện thẩm định, nghiệm thu và cấp phép về phòng cháy, chữa cháy, nhằm tạo thuận tiện cho các cơ sở, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan.

Các đại biểu Quốc hội cũng tán thành với yêu cầu được đưa ra tại khoản 3, Điều 26 của dự thảo Luật.

Theo đó, trên mạng lưới cấp nước tập trung hoàn chỉnh sẽ phải bố trí các trụ nước chữa cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm yêu cầu cấp nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy. Tại các bể nước, ao, hồ, sông, suối, kênh... trong đô thị, khu chức năng, khu dân cư nông thôn tập trung bố trí các điểm, bến, bãi theo quy hoạch để xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy lấy được nước phục vụ phòng cháy, chữa cháy.

Cần nghiêm cấm sản xuất, buôn bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy giả, kém chất lượng -0
ĐBQH Nguyễn Văn Hận (Kiên Giang) phát biểu tại tổ

Các ĐBQH Nguyễn Văn Hận (Kiên Giang), Lê Thu Hà (Lào Cai)… chỉ rõ, qua giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018 vừa qua đã đặt ra những vấn đề này.  

Đại biểu Lê Thu Hà cho biết, tại các đô thị lớn ở nước ta đã có tình trạng phương tiện phòng cháy, chữa cháy không thể đi vào những ngõ nhỏ, phố nhỏ để tiếp cận căn hộ bị cháy của người dân. Nếu không có điểm lấy nước chữa cháy ở gần những khu vực này thì gần như không thể chữa cháy nhanh, “phải chấp nhận đám cháy cứ thế xảy ra”.

Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định rõ quy hoạch những điểm, bến, bãi chứa nước này thể hiện ở bản quy hoạch nào?

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.