Góc nhìn văn hóa

Xưng hô

Một giám đốc đến thăm thầy giáo cũ. Ông thầy trên 60 tuổi, mới nghỉ hưu. Sau nhiều năm sống độc thân, mới đây, ông lấy vợ lần thứ hai, kém mình gần 30 tuổi. Chị vốn là học trò của ông, thương thầy sống cô đơn, ngưỡng mộ học vấn, trình độ của thầy mà sẵn sàng sửa túi nâng khăn, không kể sự chênh lệch tuổi tác. Người giám đốc kém thầy chỉ chừng mươi tuổi, có nghĩa hơn tuổi người vợ của thầy cũng kha khá. Có lẽ bởi vậy mà anh ta cứ một điều “em”, hai điều “anh” mỗi khi nói chuyện với phu nhân của thầy. Với ông thầy, tất nhiên anh ta vẫn xưng hô thầy - em như trước.

Theo truyền thống, học trò thường gọi phu nhân của thầy là “cô” mặc dù có thể không làm nghề dạy học, và xưng là “em”. Nếu họ ít tuổi hơn mình nhiều thì cũng nên gọi bằng “chị”, xưng “tôi”, chứ không thể xưng hô “anh, em” như mọi người khác có thể. Mặc dù vợ của thầy thấy mình kém họ nhiều tuổi mà chủ động xưng “anh, em” thì cũng không vì thế mà mình làm theo. Đó là lịch sự cần thiết mà người có văn hóa cần thể hiện.

Có những người đàn ông đáng tuổi cha, chú, bác, nói chuyện với các cô gái cũng cứ “anh, em”, trong khi họ xưng “cháu” và hô đúng vai vế. Cũng như vậy, không ít phụ nữ đã luống tuổi, ở bậc mẹ, thậm chí bà, vẫn cứ xưng hô “chị, em” với những thanh niên đáng tuổi con cháu mình. Tuy nhiên, có thể xưng hô “anh - em”, “chị - em” trong trường hợp đối tượng chủ động xưng như vậy trước và mình có may mắn trẻ hơn nhiều so với tuổi, khiến đối tượng thấy gần gũi, không có khoảng cách về tuổi tác. Tôi lại chứng kiến có bà đã nghỉ hưu, xưng hô với những người đàn ông chỉ hơn mình mươi tuổi là “chú, cháu”, cứ như muốn hạ tuổi mình cho trẻ hơn nhiều so với đối tượng trong khi sự thật không như vậy.

Đó là một vài ví dụ về việc xưng hô không được lịch sự, chưa chuẩn. Nhưng lại có những người xưng hô khá tế nhị. Có những bạn trẻ không biết gọi và xưng với cấp trên của mình như thế nào vì nếu gọi “anh” (hoặc “chị”) hay “chú” (“cô”) đều khó vì họ ở độ tuổi chung chiêng, tức không còn trẻ nhưng cũng chưa già so với mình. Và họ chọn cách gọi là “thủ trưởng” hoặc “sếp” và xưng “em”. Tôi thì hay được các bạn nữ kém nhiều tuổi gọi bằng “thầy”, tất nhiên là xưng “em”, mặc dù họ không học tôi môn gì. Hỏi ra mới biết họ xưng hô như vậy vì muốn xưng “em” với tôi mà không muốn “chú, bác” nhưng lại không thể gọi là “anh”. Và họ coi tôi là thầy của họ vì sự thực tôi cũng đang dạy ở nhiều nơi.

Ai cũng luôn phải xưng hô trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng việc này sao cho có văn hóa sẽ làm thăng hoa thêm các mối quan hệ. Vậy nên rất cần được chú trọng.

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.