Xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho

Sáng qua, chỉ hai ngày sau khi Quốc hội kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là hội nghị đầu tiên giữa Chính phủ với các địa phương sau khi Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với những đổi mới mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động, về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền các địa phương.

Bao trùm hội nghị là sự quyết tâm, quyết liệt từ cả Chính phủ và các địa phương nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng hai con số liên tục trong nhiều năm tới. Những cam kết chắc nịch của các “đầu tàu kinh tế”, các động lực tăng trưởng tại hội nghị đã củng cố thêm niềm tin vững chắc đối với mục tiêu mà Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đặt ra. Trong đó, Quảng Ninh, dù được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng đạt 12%, nhưng tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng 14%; Bắc Giang được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng là 13,6%, nhưng tỉnh đã chủ động đặt mục tiêu tăng trưởng từ 14 - 15%/năm; Hải Phòng cam kết phấn đấu đạt mức tăng trưởng 12,5% thậm chí cao hơn, đồng thời đóng góp 11.000 tỷ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hải Phòng; TP. Hồ Chí Minh được Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng đạt 10% cũng cam kết đạt ít nhất là 10%...

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, các địa phương đã chủ động xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình địa phương để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng. Dù vậy, qua các ý kiến đề xuất của lãnh đạo các địa phương tại hội nghị cũng cho thấy, vẫn còn khá nhiều việc địa phương mong muốn có sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.

Như với TP. Hồ Chí Minh, nhiều lần khẳng định quan điểm “quyết tâm làm”, “không thể không làm”, song lãnh đạo thành phố cũng nêu một số nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có sự “chung tay” của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. Trong đó, thành phố sẽ tập trung cải cách hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, các dự án tồn đọng, các dự án có vướng mắc, phân loại, có giải pháp cụ thể cho từng nhóm, từng vướng mắc và xin ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành để có giải pháp tháo gỡ, đưa các dự án này đi vào hoạt động, tạo nguồn thu ngân sách, nguồn lực để phát triển trong thời gian tới. Lãnh đạo thành phố “kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành giúp thành phố trong việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án còn tồn đọng kéo dài cũng như khơi thông nguồn lực”. Đặc biệt, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện tháo gỡ những kiến nghị theo Thông báo số 392 mà Thủ tướng đã có chỉ đạo vì đến nay mới chỉ có 14/49 kiến nghị được các bộ ngành giải quyết.

Hay với Hải Phòng, cam kết đóng góp 11.000 tỷ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hải Phòng, song thành phố cũng kiến nghị xem xét phương án thi công đồng thời từ cả hai đầu tuyến, tức là từ Lào Cai và từ Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành; kiến nghị Thủ tướng xem xét, sớm nghiên cứu và phê duyệt từ bến 9 đến bến 12 của hệ thống cảng biển quốc tế Tân Vũ - Lạch Huyện để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, tối ưu hóa chi phí logistics, thúc đẩy sự phát triển của Hải Phòng.

Đơn cử như vậy để thấy rằng, hơn lúc nào hết, trên cơ sở cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ đã được quy định tại hai đạo luật gốc về tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương, cả Chính phủ và từng địa phương phải tiếp tục rà soát, xác định rõ những nhiệm vụ, những việc có thể làm ngay theo quy định mới của Luật.

Song song với đó là khẩn trương tháo gỡ những vấn đề cần có sự chung tay của cả Trung ương và địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc xác lập tư duy bình đẳng giữa Trung ương và địa phương. Đặc biệt là yêu cầu của Tổng Bí thư về việc địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị Trung ương có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương và những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được Trung ương xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm, phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể.

Phải xóa bỏ triệt để tư duy xin - cho giữa bộ, ngành Trung ương và địa phương, đặc biệt là xin - cho trong xử lý những vướng mắc từ thực tiễn, phải xác định đây là trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương. Địa phương phải chủ động hơn, năng động hơn còn các bộ, ngành, như yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính phải "khẩn trương, tích cực chủ động xử lý các đề xuất, kiến nghị của các địa phương theo tinh thần không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm". Quán triệt, thực hiện nghiêm tinh thần này thì khó khăn nào cũng có thể giải quyết được và chắc chắn sẽ giải quyết được với tốc độ nhanh nhất có thể. Và khi đó, như Thủ tướng đã nói, chúng ta "có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá".

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Để không còn “khoảng trống” pháp luật

Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện những kiến nghị của các cơ quan của Quốc hội tại kỳ giám sát năm 2023, đã ban hành thêm được 52 văn bản quy định chi tiết còn “nợ đọng” từ trước. Tuy nhiên, vẫn còn 35 nội dung quy định chi tiết thi hành của 14 luật, 2 pháp lệnh chưa được ban hành, trong đó có nội dung đã “nợ đọng” hơn 10 năm và đã nhiều lần kiến nghị. Thực trạng này được Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình đưa ra tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai
Chính sách và cuộc sống

Tri ân quá khứ - kiến tạo tương lai

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày non sông thu về một mối, nhưng âm hưởng của bản anh hùng ca 30.4.1975 vẫn ngân vang trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Trong giờ phút thiêng liêng của kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bài viết "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT" của Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa lay động sâu sắc lòng người, khắc ghi chân lý lịch sử và soi sáng con đường phía trước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.