DỰ ÁN LUẬT NHÀ GIÁO:

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

ctqh-a2-3027.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng nay, 8.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Vừa có tính đột phá, vừa phù hợp với thực hiện cải cách tiền lương

Báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Tờ trình lần này, Chính phủ đã bổ sung, làm rõ về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo; phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; cập nhật cấu trúc và các nội dung chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo được chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; bổ sung nguồn lực về tài chính, ngân sách thực hiện.

Đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo Luật quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục... Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa bảo đảm có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

bo-truong-bo-giao-duc-va-dao-tao-nguyen-kim-sonvqk-4286-9728.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại phiên họp Ảnh: Quang Khánh

Qua chỉnh lý, dự thảo Luật có bố cục gồm 9 chương, 45 điều, giảm 26 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội ngày 6.9.2024. Dự thảo Luật sau khi được chỉnh lý bảo đảm không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn hơn; chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định các nội dung đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành khác; đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo Luật. Hồ sơ dự án Luật sau khi chỉnh lý cơ bản đáp ứng điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

dac-vinh-3535.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật. Ảnh: Quang Khánh

Dự thảo Luật gửi kèm theo Báo cáo số 608/BC-CP đã có nhiều thay đổi về kết cấu, bố cục và nội dung so với dự thảo Luật được gửi kèm theo Tờ trình số 406/TTr-CP của Chính phủ. Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ xây dựng Tờ trình mới để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám.

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, xung đột pháp lý; đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng, toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm thi hành Luật đối với từng chính sách.

Đánh giá tác động đến đâu xác định phạm vi điều chỉnh đến đó

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tích cực, khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 để hoàn thiện dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, các nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo; chỉ quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định cụ thể, chi tiết, luật hóa nghị định, thông tư mà giao cho Chính phủ, bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành.

toan-canh-phien-hop-1-9829.jpg
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Về các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần chú ý bảo đảm đánh giá tác động đến đâu thì quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đến đó, không dàn trải. Trong đó, lưu ý đối tượng áp dụng của Luật Nhà giáo với ba nhóm chính gồm: nhà giáo công lập, nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đồng thời, tiếp tục rà soát, bảo đảm tính phù hợp, khả thi của từng chính sách áp dụng cho từng nhóm đối tượng này.

Đối với chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quy định tại Điều 6 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục rà soát, bảo đảm khung chính sách được cụ thể hóa đầy đủ, tránh quy định chính sách chung chung. Trong đó, với quy định tại khoản 1 "Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng" thì cần liệt kê các chính sách cụ thể, không giữ quy định như hiện nay vì bao hàm quá rộng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát quy định hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo tại Điều 7 dự thảo Luật để phù hợp với quy định tại các Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; rà soát quy định về chế độ tập sự hoặc thử việc để phù hợp với quy định về tập sự tại Luật Viên chức năm 2010 hay quy định về chế độ thử việc tại Bộ luật Lao động năm 2019; rà soát quy định về điều động nhà giáo, biệt phái nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập tại dự thảo Luật để phù hợp với quy định tại Luật Viên chức và Luật Cán bộ, công chức, vì đây là một loại viên chức có tính chất đặc biệt.

cac-thanh-vien-ubtvqh-tai-phien-hopvqk-4076-9583.jpg
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Dẫn số liệu về nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách với nhà giáo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách hỗ trợ miễn học phí từ Báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách nêu trên là tương đối lớn, nên phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để bảo đảm tính khả thi, tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác.

Nhấn mạnh đây là đạo luật được ngành giáo dục quan tâm, nhưng cũng là luật khó, với phạm vi tác động lớn, có nhiều nội dung phức tạp, với tinh thần khẩn trương, thận trọng và kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm; các bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần “gác cổng” về mặt kỹ thuật lập pháp cho dự án Luật để không sai về từ ngữ, các điều khoản không chồng chéo với quy định của các luật khác.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị cụ thể, thật kỹ, đảm bảo yêu cầu thì có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình hai kỳ họp; nếu sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội chưa cao, còn nhiều ý kiến thì có thể trình ra qua ba kỳ họp, bảo đảm luật có tuổi thọ cao.

Cho ý kiến với nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo, chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn.

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, dự thảo Luật đã được tiếp thu, giải trình, chỉnh lý khá căn bản, bố cục và nội dung có sự thay đổi lớn. Do vậy, để thuận lợi cho cả Chính phủ và cơ quan thẩm tra cũng như tạo sự đồng thuận ngay từ đầu đối với đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện xây dựng Tờ trình mới và hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám tới; báo cáo cấp có thẩm quyền những chính sách đặc thù khác với các luật khác.

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thời sự Quốc hội

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ quy mô, bảo đảm khả năng bố trí nguồn lực

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình) tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng việc thiết kế các chương trình, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, bảo đảm quy mô, tính khả thi, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 7.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 7.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 7.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 38; Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp Phiên toàn thể lần thứ 13.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm
Thời sự Quốc hội

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 7.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền

Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần làm rõ những nội dung trong luật hiện hành còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì có được tiếp tục giữ lại tại dự thảo luật này hay không? Dự thảo luật đã xử lý dứt điểm hay một phần vấn đề vướng mắc tại luật hiện hành cũng như khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp?

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10.10.2024 và ngày 14.10.2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội cơ bản thống nhất về chủ trương với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu mở đầu cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

* Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương và Nguyễn Thị Thanh tham dự

Sáng nay, 5.10, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng đoàn Quốc hội đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; một số nội dung cần báo cáo Quốc hội trong thời gian tới... 

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 4.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Hội nghị Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường làm việc với Cục Quản trị II; Ủy ban Đối ngoại họp Phiên toàn thể lần thứ 11; Đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh thăm và làm việc tại Bulgaria và Italia; Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội họp giao ban với các vụ, cục, đơn vị; Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Toàn cảnh Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Đã xử lý được nhiều vướng mắc

Chiều 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt chủ trì Tọa đàm. 

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước

Sáng 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.