Vụ tranh chấp nhà đất tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: Giữ nguyên phán quyết buộc bị đơn trả hơn 446m2 đất cho nguyên đơn

TAND tối cao đã đưa ra phán quyết giữ nguyên bản án dân sự phúc thẩm của TAND TP. Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm của TAND quận Bình Thạnh trong vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản tại quận Bình Thạnh, buộc bị đơn phải trả lại hơn 446m2 đất cho nguyên đơn.

Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã có Quyết định giám đốc thẩm số 22/2024/DS-GĐT liên quan đến vụ việc tranh chấp đòi lại tài sản xảy ra tại khu nhà, đất tại địa chỉ số 166B đường Bình Quới, Phường 27, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh).

Gian truân đi kiện đòi lại đất vì cho ở nhờ

Vụ tranh chấp nhà đất tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: Giữ nguyên phán quyết buộc bị đơn trả hơn 446m2 đất cho nguyên đơn -0
Một phần diện tích đất trong số hơn 446m2 mà gia đình ông Bảo đã sử dụng để làm nơi ở trên phần đất chị Ngân đã được cấp chủ quyền. Ảnh: Quang Phương.

Theo hồ sơ, tháng 6.2009, chị Phạm Thị Kim Ngân (nguyên đơn) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSSĐ) và tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất số 442, tờ bản đồ số duy nhất – Bộ địa chính Phường 27, quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) diện tích hơn 1.300m2, tọa lạc tại số 762, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là số 166B, đường Bình Quới) từ ông Nguyễn Thanh Long. Việc chuyển nhượng được thực hiện theo Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng QSDĐ ở được công chứng số 14423 tại Phòng Công chứng số 6.

Ngày 7.12.2009, chị Ngân được cập nhật sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ số 13222/2002 do UBND TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 8.5.2002.

Thế nhưng, từ nhiều năm qua và hiện nay, gia đình ông Trần Gia Bảo đang sử dụng phần đất có diện tích 446,8m2 thuộc phần đất chị Ngân nhận chuyển nhượng và có xây dựng nhà ở trên đất. Chị Ngân nhiều lần yêu cầu trả lại QSDĐ nhưng gia đình ông Bảo không thực hiện. Vì vậy, chị Ngân khởi kiện yêu cầu gia đình ông Bảo trả lại quyền sử dụng 446,8m2 đất, di dời toàn bộ tài sản trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bản án có hiệu lực.

Chị Ngân đồng ý hỗ trợ cho gia đình ông Bảo giá trị công trình xây dựng trên đất với tổng số tiền hơn 879 triệu đồng.

Tòa án phán quyết buộc bị đơn phải trả lại đất cho nguyên đơn

Vụ tranh chấp nhà đất tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: Giữ nguyên phán quyết buộc bị đơn trả hơn 446m2 đất cho nguyên đơn -0
Mặt tiền khu nhà, đất tại số 166B đường Bình Quới, quận Bình Thạnh. Ảnh: Quang Phương.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 886/2021/DS-ST ngày 26.11.2021, TAND quận Bình Thạnh đã tuyên xử chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bị đơn và những người liên quan đang cư trú tại khu đất trên phải trả lại cho chị Ngân dân tích đất 446,8m2 tại khu đất trên.

Sau bản án, ông Bảo kháng cáo toàn bộ bản án. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 127/2022/DS-PT ngày 28.3.2022, TAND TP. Hồ Chí Minh quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm toàn bộ nội dung kháng cáo của bị đơn (ông Bảo), giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 886/2021/DS-ST ngày 26.11.2021 của TAND Bình Thạnh.

Đến tháng 5.2022, ông Trần Gia Bảo tiếp tục có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tháng 8.2022, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 151/2022/QĐ-VKS-DS đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 127/2022/DS-PT, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử giám đốc thẩm.

Vụ tranh chấp nhà đất tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: Giữ nguyên phán quyết buộc bị đơn trả hơn 446m2 đất cho nguyên đơn -0
Nội dung quyết định tại Quyết định giám đốc thẩm số 22/2024/DS-GĐT của Tòa án nhân dân Tối cao. Ảnh: Quang Phương.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 266/2022/DS-GĐT ngày 28.9.2022, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh quyết định chấp nhận toàn bộ Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 151/2022/QĐ-VKS-DS; hủy bản án dân sự phúc thẩm số 127/2022/DS-PT; giao hồ sơ cho TAND quận Bình Thạnh để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

Tháng 10.2022, chị Ngân có đơn đề nghị Chánh án TAND tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc thểm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2024/KN-DS ngày 9.1.2024, Chánh án TAND tối cao kháng nghị đối với Quyết định giám đốc thẩm số 266/2022/DS-GĐT; đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy quyết định giám đốc thẩm nêu trên; giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 127/2022/DS-PT ngày 28.3.2022 của TAND TP. Hồ Chí Minh.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 22/2024/DS-GĐT, TAND tối cao nhận định: "Quyết định của TAND cấp sơ thẩm và TAND cấp phúc thẩm không sai, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên việc Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm của TAND TP. Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm của TAND quận Bình Thạnh với lý do đưa thiếu người tham gia tố tụng và cần tạm đình chỉ giải quyết vụ việc là không thuyết phục, không cần thiết, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án".

Từ đó, TAND tối cao quyết định chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 02/2024/KN-DS ngày 9.1.2024 của Chánh án TAND tối cao; hủy Quyết định giám đốc thẩm số 266/2022/DS-GĐT ngày 28.9.2022 của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh; giữ nguyên hai bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm của TAND TP. Hồ Chí Minh và TAND quận Bình Thạnh.

Như vậy, sau nhiều năm đi đòi quyền lợi, vụ việc đã có hồi kết, bị đơn trong vụ việc vẫn bị buộc phải trả lại diện tích đất hơn 446m2 đất tại địa chỉ 166B đường Bình Quới, quận Bình Thạnh cho nguyên đơn.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.