Tổng tuyển cử tại Ấn Độ: Định hình vận mệnh quốc gia trong nhiều năm tới

Ấn Độ, với dân số hơn 1,4 tỷ người, đang bước vào một sự kiện mang tính bước ngoặt - bầu cử Quốc hội. Không chỉ là vấn đề quốc gia, cuộc bầu cử này còn thu hút sự chú ý của toàn cầu, thể hiện khả năng phục hồi và năng động của một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới. 

Nguồn: AFP/Getty Images
Nguồn: AFP/Getty Images

Cuộc tổng tuyển cử quy mô lớn ở Ấn Độ bắt đầu vào ngày 19.4, và sẽ diễn ra qua 7 giai đoạn ở các bang, kéo dài gần 6 tuần do vị trí địa lý trải dài của đất nước. Điều này bảo đảm tính toàn diện, với mọi cử tri đủ điều kiện, dù sinh sống trên đỉnh Himalaya hay giữa những con phố nhộn nhịp của Mumbai, đều có cơ hội thực hiện quyền bỏ phiếu của mình. Cuộc bầu cử sử dụng các máy bỏ phiếu điện tử được lắp tại hơn 1 triệu phòng bỏ phiếu và Ủy ban bầu cử Ấn Độ triển khai 15 triệu người để giám sát hoạt động trên. Theo kế hoạch, quá trình bỏ phiếu sẽ kết thúc vào ngày 1.6 và kết quả cuối cùng được kiểm và công bố vào ngày 4.6. Nói chung, tổng tuyển cử ở Ấn Độ là một trong những cuộc bầu cử tốn kém nhất thế giới. Năm nay, chi phí dự kiến sẽ lên tới 1,2 nghìn tỷ rupee, gần gấp đôi số tiền đã chi trong cuộc bầu cử năm 2019.

Tại sao bầu cử ở Ấn Độ thu hút sự quan tâm đặc biệt?

Năm nay, Ấn Độ sẽ có 969 triệu cử tri đủ điều kiện - chiếm hơn 10% dân số thế giới. Họ đại diện cho lực lượng cử tri lớn nhất ở bất cứ đâu, trong đó có 18 triệu cử tri lần đầu tiên đi bầu. Hơn 2.600 đảng phái chính trị đã đăng ký tham gia bầu cử. Theo hầu hết các nhà phân tích và thăm dò chính trị, ứng cử viên dẫn đầu là Thủ tướng Narendra Modi và đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông, vốn đã nắm quyền từ năm 2014 và đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3.

Các chính sách của chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Thủ tướng Modi và Chính phủ BJP được nhiều người đánh giá là đã định hình lại bối cảnh chính trị và văn hóa của đất nước trong thập kỷ qua. Là quốc gia đông dân nhất thế giới và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, kết quả của cuộc bầu cử cũng sẽ có tác động trên phạm vi quốc tế. Ấn Độ đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng đối với các quốc gia bao gồm Anh, Mỹ và Pháp, những quốc gia gần đây đã ký kết các thỏa thuận và theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Delhi.

Dấu ấn của BJP

Dẫn đầu cuộc bầu cử này có thể dễ dàng nhận định là đảng BJP, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi. Nhiệm kỳ của ông được nhiều nhà quan sát nhận định là cơn lốc cải cách kinh tế, lòng nhiệt thành dân tộc chủ nghĩa và sự khẳng định của chủ nghĩa đa số Ấn Độ giáo. Dưới sự lãnh đạo của ông, BJP đã đạt đến tầm cao chưa từng có, định hình lại cục diện chính trị và xã hội Ấn Độ.

Hiện BJP đang chiếm đa số trong Quốc hội sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2019, với 303 ghế trong khi tổng số ghế cho các đối tác liên minh của đảng này lên tới 352. Do đó, lần này, đảng khá tự tin rằng liên minh do họ dẫn đầu sẽ giành được hơn 400 trong tổng số 543 ghế của Hạ viện, từ đó củng cố hơn nữa sự thống trị của mình. Thực tế, 400 ghế thậm chí đủ đa số để sửa đổi Hiến pháp của quốc gia.

Bộ máy bầu cử của BJP, được củng cố nhờ sức thu hút của Thủ tướng Modi và mạng lưới cơ sở đáng gờm của đảng, đã đưa BJP trở thành lực lượng dẫn đầu không thể tranh cãi. Tuy nhiên, giữa bầu không khí tự tin toát ra từ đảng cầm quyền, những lo ngại tiềm ẩn vẫn tồn tại, từ chênh lệch kinh tế đến bất ổn xã hội, phủ bóng đen lên bối cảnh bầu cử.

Sức hút của Thủ tướng Narendra Modi

Thủ tướng Modi được coi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng cũng là “người của Nhân dân”. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo thuộc đẳng cấp thấp ở Gujarat, nơi ông từng giúp cha bán trà - đã giúp ông đối lập với những lãnh đạo chính trị tham nhũng. Hành trình vươn lên của ông, từ chỗ thấp bé đến đỉnh cao của nền chính trị Ấn Độ, đã gây được tiếng vang sâu sắc với quần chúng, thể hiện những đặc tính đầy khát vọng của một Ấn Độ mới, và khiến nhiều người sùng bái. Ông cũng thường gọi người dân Ấn Độ là “Modi ka Parivar”, nghĩa là gia đình của Modi. Chiến lược tiếp cận truyền thông của ông, cùng với mạng lưới các kênh truyền thông rộng khắp, bảo đảm rằng thông điệp của ông có thể thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đất nước, củng cố vị thế như nhà lãnh đạo đổi mới.

Chương trình nghị sự thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo của ông giành được sự ủng hộ lớn trong cộng đồng 80% người Hindu ở Ấn Độ, giúp ông vượt qua các rào cản về đẳng cấp và giai cấp truyền thống đề giành được phiếu bầu trong các cộng đồng nghèo hơn, nông thôn và những đẳng cấp thấp nhất, cũng như từ các cử tri thành thị giàu có hay tầng lớp trung lưu đang lên. Bên cạnh đó, ông cũng được nhiều người khen ngợi vì đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới được phương Tây săn đón.

Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho ông Modi không đồng đều trên khắp Ấn Độ. Trong khi BJP chiếm ưu thế ở các bang đông dân phía Bắc, được gọi là vành đai Hindu, thì đảng này phải vật lộn để xâm nhập vào nhiều bang phía Đông và phía Nam, đặc biệt là ở Kerala và Tamil Nadu. Do đó, trong cuộc bầu cử này, BJP tập trung nỗ lực để giành được số ghế ở miền Nam.

Bên cạnh việc nhấn mạnh vào tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc, trọng tâm chính của BJP sẽ là “sự bảo đảm của Modi”, trong đó Thủ tướng được đặt lên hàng đầu và là trung tâm của một chiến dịch cam kết phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo cho các gia đình. Ông Modi đã có chuyến công du khắp đất nước, công bố các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ rupee bao gồm sân bay và đường cao tốc, đồng thời thúc đẩy các chương trình phúc lợi của Chính phủ, bao gồm cả khẩu phần thực phẩm miễn phí, vốn được cử tri nghèo ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, trong khi nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển, phần lớn tài sản đó vẫn tập trung ở tầng lớp thượng lưu và khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Những vấn đề lớn nhất mà phe đối lập sẽ cố gắng tận dụng để công kích BJP là tình trạng thiếu việc làm thường xuyên, đặc biệt là ở giới trẻ, lạm phát khiến cuộc sống của những người Ấn Độ nghèo trở nên ngày càng khó khăn… Do đó, để đạt được mục tiêu hoài bão giành 400 ghế đã đề ra, BJP sẽ phải đặc biệt lưu ý giải quyết những khó khăn trên.

Quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.