Vai trò của nghị viện trong trao quyền cho phụ nữ

“Cẩm nang” về bình đẳng cho phụ nữ

Hai mươi năm sau lần xuất bản đầu tiên, IPU và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) đã xuất bản phiên bản mới của cuốn Sổ tay dành cho các nghị sĩ về Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), vốn được coi như một cuốn “cẩm nang” của nghị sĩ trong sứ mệnh mang lại bình đẳng cho phụ nữ trên toàn thế giới.

Công ước CEDAW là gì?

Năm 1979, Liên Hợp Quốc đã thông qua một hiệp ước toàn cầu nhằm biến bất bình đẳng giới trở thành chuyện quá khứ. Kể từ đó,189 quốc gia đã phê chuẩn Công ước.

Hơn bốn thập kỷ sau khi được thông qua, văn kiện này vẫn là một công cụ thiết yếu để đạt được bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ trong mọi tầng lớp xã hội - từ gia đình, trường học cho đến vai trò lãnh đạo chính trị.

Nguồn IPU
Nguồn: IPU

Công ước là kết quả hơn ba mươi năm làm việc của Ủy ban Địa vị Phụ nữ Liên Hợp Quốc, một cơ quan được thành lập năm 1946 để giám sát tình hình phụ nữ và thúc đẩy quyền của phụ nữ. Trong số các điều ước quốc tế về nhân quyền, Công ước có vị trí quan trọng trong việc đưa một nửa dân số nhân loại trở thành tâm điểm của các mối quan tâm về nhân quyền. Văn kiện này nêu rõ ý nghĩa của sự bình đẳng và cách thức đạt được mục tiêu đó. Bằng cách đó, công ước không chỉ thiết lập một tuyên ngôn quốc tế về quyền của phụ nữ mà còn thiết lập một chương trình hành động của các quốc gia nhằm bảo đảm phụ nữ được thụ hưởng quyền lợi chính đáng của mình.

CEDAW có ý nghĩa gì đối với các chính phủ?

Công ước này được biết đến như là đạo luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ vì đây là hiệp ước duy nhất có tính ràng buộc pháp lý gần như được phê chuẩn toàn cầu về quyền của phụ nữ. Các quốc gia phê chuẩn CEDAW sẽ phải thừa nhận: 1. Nghĩa vụ tôn trọng; 2. Nghĩa vụ bảo vệ; 3. Nghĩa vụ hành động đối với quyền phụ nữ.

CEDAW đặt ra nhiệm vụ gì đối với các nghị viện?

Để thực hiện những nghĩa vụ này, nghị viện mỗi quốc gia phê chuẩn phải đưa các điều khoản của CEDAW vào các luật mới cũng như sửa đổi và bãi bỏ các luật phân biệt đối xử hiện hành.

Các nghị sĩ nên lập pháp để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo lực, đe dọa và phân biệt đối xử - đồng thời cố gắng thay đổi thái độ gia trưởng vốn là gốc rễ của mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ.

Sổ tay dành cho nghị sĩ về CEDAW là gì?

Năm 2003, IPU và Liên Hợp Quốc đã cho ra mắt: “Sổ tay dành cho nghị sĩ” để hướng dẫn về Công ước và Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho công ước (có hiệu lực năm 2000). Cuốn sổ tay đầu tiên này nhằm thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn của các nghị sĩ về Công ước cũng như Nghị định thư không bắt buộc và các quy trình báo cáo, thực hiện và giám sát liên quan. Khi các nghị sĩ nhận thức rõ hơn về sự liên quan của Công ước với công việc của họ, họ có thể thúc đẩy các nghị viện hành động tốt hơn vì quyền lợi của phụ nữ.

Sổ tay phiên bản 2023

Hai mươi năm trôi qua, nhờ sự hợp tác liên tục giữa IPU và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR), ấn bản thứ hai của cuốn sổ tay đã được công bố vào tháng 6.2023. Ấn bản này nhằm mục đích tạo động lực mới và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng việc thực hiện Công ước phải là công việc hàng ngày. Cuốn sổ tay hướng dẫn nhấn mạnh sự liên quan của Công ước đối với tất cả các khía cạnh công việc của cơ quan lập pháp: từ xây dựng luật, phân bổ ngân sách, giám sát chính phủ đến vai trò lãnh đạo và gương mẫu của từng nghị sĩ trong việc thay đổi nhận thức, định kiến và thái độ gia trưởng có tính phân biệt đối xử trong xã hội.

Mặc dù vậy, sự phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đề nhân quyền quan trọng với những tác động trên phạm vi rộng. Và một cuốn Sổ tay CEDAW cập nhật đang được rất nhiều người yêu cầu.

Lần đầu tiên, mọi nghị viện trên thế giới đều có nữ nghị sĩ

Theo báo cáo mới nhất của IPU đầu năm 2023, lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các cơ quan lập pháp trên thế giới đều có sự hiện diện của nữ nghị sĩ. Sự tham gia của phụ nữ vào nghị viện chưa bao giờ đa dạng và mang tính đại diện ở nhiều quốc gia như hiện nay.

Những phát hiện trong báo cáo hàng năm của IPU dựa trên 47 quốc gia đã tổ chức bầu cử vào năm 2022. Trong các cuộc bầu cử đó, phụ nữ chiếm trung bình 25,8% số ghế trong cuộc bầu cử hoặc bổ nhiệm. Điều này thể hiện mức tăng 2,3 điểm phần trăm so với những lần bầu cử trước đó.

Sáu trong số hơn 200 nghị viện quốc gia có được tiến bộ vượt bậc về bình đẳng giới với số nữ nghị sĩ nhiều hơn nam giới trong Hạ viện kể từ ngày 1.1.2023 bao gồm: New Zealand đã gia nhập câu lạc bộ năm ngoái gồm 5 quốc gia là Cuba, Mexico, Nicaragua, Rwanda và Hoa Kỳ.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử New Zealand đạt được dấu mốc này. Không có quốc gia G7 nào nằm trong top 30 nước có tỷ lệ cân bằng giới lớn nhất, theo Báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Mặc dù sự chênh lệch giữa số nghị sĩ nam và nữ ở New Zealand chỉ là một người, nhưng điều đó đã trở thành một tin tức lớn với các nữ nghị sĩ trên toàn thế giới bởi đây là quốc gia đầu tiên trong số những nước phát triển đạt được dấu mốc này.

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến ​​​​tốc độ tăng trưởng đại diện nữ cao nhất trong số tất cả các khu vực, đạt 1,7 điểm phần trăm để đạt mức trung bình chung là 22,6% phụ nữ trong nghị viện. Mỗi nghị viện ở khu vực Thái Bình Dương hiện nay đều có ít nhất một nhà lập pháp là nữ.

Vũ Quỳnh

Quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL
Quốc tế

Các đồng minh gia tăng áp lực lên Israel, yêu cầu tôn trọng UNIFIL

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới
Quốc tế

WB tăng khả năng cho vay thêm 30 tỷ USD trong 10 năm tới

Trong cuộc bỏ phiếu ngày 15.10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí thay đổi các quy định cho vay nội bộ, cho phép bơm thêm 30 tỷ USD trong thập kỷ tới để giúp các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác. Quyết định này nằm trong một loạt những nỗ lực cải cách của ngân hàng nhằm đáp ứng những thách thức mới đặt ra.

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ
Quốc tế

Ấn Độ: New Delhi áp đặt lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ

Chính quyền thành phố New Delhi, Ấn Độ bắt đầu áp đặt lệnh cấm hoàn toàn việc sản xuất, cất giữ, bán và sử dụng pháo tại vùng thủ đô cho đến ngày 1.1.2025. Động thái này nhằm chống ô nhiễm không khí tại thủ đô New Delhi và vùng lân cận.

ITN
Quốc tế

Châu Á tiên phong xây dựng cơ sở hạ tầng chống chịu với biến đổi khí hậu

Châu Á, lục địa đang trỗi dậy mạnh mẽ, phải đối mặt với bài toán khó: vừa phát triển kinh tế, vừa ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Bão, lũ lụt, hạn hán... liên tục đe dọa cuộc sống và sự phát triển bền vững của khu vực. Để vượt qua thách thức này, châu Á đang tiên phong với những giải pháp tài chính sáng tạo và tinh thần hợp tác khu vực mạnh mẽ, hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cường, bảo vệ người dân, đồng thời thúc đẩy sự thịnh vượng chung.

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?
Quốc tế

Sa mạc Sahara ngập nước sau nửa thế kỷ: Tác động của biến đổi khí hậu?

Mưa lớn chưa từng có ở khu vực đông nam Morocco, được ví bằng lượng mưa của cả một năm, đã khiến khu vực hoang mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô cằn, chứng kiến đợt lụt đầu tiên sau 50 năm. Các nhà khí tượng học cảnh báo sự kiện này báo hiệu những hiện tượng thời tiết cực đoan hơn sẽ xuất hiện trong thời gian tới.

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Quốc tế

Ý đồ của Israel khi nhằm vào Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.