Ở chiều ngược lại, trong quý vừa qua, VIB ghi nhận lỗ 51 tỷ ở hoạt động kinh doanh ngoại hối và lỗ 97 tỷ ở mảng mua bán chứng khoán đầu tư.
Sau khi trừ đi các chi phí, VIB báo lãi 2.767 tỷ đồng, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021.
Cả năm 2022, VIB có nguồn thu chính tăng 27% so với năm trước, thu được gần 14.963 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động khác thu về khoản lãi gần 355 tỷ đồng, tăng đến 61% so với năm trước.
Tuy nhiên, trong năm 2022, VIB ghi nhận khoản lỗ 275 tỷ từ kinh doanh ngoại hối và 175 tỷ từ chứng khoán đầu tư.
Kết quả, VIB báo lãi trước thuế năm 2022 hơn 10.581 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.
Tính đến 31.12.2022, tổng tài sản của VIB tăng 11% so với đầu năm, lên mức 343.069 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 60% (còn 10.063 tỷ đồng), tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng khác tăng 85% (51.899 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 15% (231.944 tỷ đồng)… tiền gửi khách hàng cũng tăng 15% so với đầu năm, đạt mức 200.123 tỷ đồng.
Về chất lượng dư nợ cho vay của VIB, tổng nợ xấu tính đến cuối năm 2022 tăng gần 22% so với đầu năm, đạt mức 5.686 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.319 tỷ đồng (đầu năm) lên 2.436 tỷ đồng (cuối năm). Kết quả, tỷ lệ nợ xấu của VIB nhích từ mức 2.32% (đầu năm) lên 2.45% (cuối năm).