Bảo tồn, phát huy giá trị di sản then của người Tày, Nùng, Thái

Phức thể văn hóa, tín ngưỡng

Then là hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lâu đời, được ưa chuộng và phổ biến trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái; trải qua thăng trầm lịch sử và ảnh hưởng của quá trình giao thoa văn hóa, then vẫn tồn tại, giữ vai trò quan trọng, tổng hòa sức mạnh tinh thần và bản sắc dân tộc.

Chứa đựng yếu tố tôn giáo nguyên thủy

Theo quan niệm của người Tày, Nùng, Thái, then là biểu tượng của trời. Khi con người chết đi, linh hồn sẽ trở về với mường then. Then được cử xuống trần gian để cứu nhân độ thế. Điều này chứa đựng nhiều yếu tố của tôn giáo nguyên thủy, khởi phát từ niềm tin vạn vật có linh hồn, tin vào một thế giới có những nhân vật siêu nhiên với sức mạnh diệu kỳ có thể yểm trợ, che trở con người. Nếu là nam thì có ba hồn bảy vía, nữ là ba hồn chín vía, khi hồn vía thất lạc thì con người bị ốm yếu, bệnh tật… phải nhờ thầy then.

Then là di sản văn hóa tín ngưỡng lâu đời rất được ưa chuộng và phổ biến trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái. Ảnh: BTQ
Then là di sản văn hóa tín ngưỡng lâu đời rất được ưa chuộng và phổ biến trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái. Ảnh: BTQ

Xuất phát từ quan niệm đó đã hình thành môi trường diễn xướng của then. Tùy vào mục đích mong cầu hay sinh hoạt văn hóa tâm linh mà có những loại hình then khác nhau: làm then khi trong gia đình có người ốm đau gọi là then chữa bệnh; xây nhà, bốc mộ… là làm then cầu an, giải hạn; khi cha mẹ lên lão, con cái mời then về làm lễ chúc sức khỏe để tỏ tấm lòng báo hiếu với bậc sinh thành…

Từ nghiên cứu về then, PGS. TS Nguyễn Thụy Loan cho biết: đây là một di sản văn hóa lâu đời rất được ưa chuộng và phổ biến trong cộng đồng nhiều tộc người thuộc ngữ hệ Tày - Thái. Xét theo chức năng có thể phân biệt ba nhóm then: các loại then nghi lễ tín ngưỡng; các loại then thiên về những sinh hoạt mang yếu tố tâm linh nhằm bói hỏi về tương lai hoặc vui chơi giải trí có sự thông quan với thế giới siêu nhiên như then đỉn dàng cai (then chơi chợ trời), then mời Nàng Hai (trong lễ hội Nàng Hai)…; các sinh hoạt văn hóa có liên quan tới then nhưng không mang yếu tố tâm linh, tín ngưỡng mà mang nội dung chúc mừng, ca tụng hoặc giao duyên…

Trong đó, then nghi lễ tín ngưỡng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại then và tích tụ giá trị tâm linh, văn hóa nghệ thuật đậm nét. Hai nhóm then còn lại không có chức năng thực hành nghi lễ tín ngưỡng và nghi thức thực hiện không phức tạp, tuy nhiên cũng có vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Hiện nay, tín ngưỡng tâm linh của người Tày, người Thái, người Nùng vẫn đáp ứng nhu cầu tâm lý, tình cảm của con người, thể hiện qua then. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy, then không thuần túy là một loại hình văn hóa tín ngưỡng. Theo cố GS.TS Ngô Đức Thịnh, từ nhân lõi là yếu tố tín ngưỡng, then đã sản sinh và tích hợp nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo nên một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể tiêu biểu của văn hóa dân gian Tày, Nùng, Thái. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là yếu tố văn hóa nghệ thuật ở đây tồn tại trong một tổng thể nguyên hợp, đan xen, hòa nhập, cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, tạo nên một môi trường diễn xướng hài hòa trọn vẹn.

Giá trị bất biến và khả biến

Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố nghệ thuật có ở mọi loại then cổ truyền với sự kết hợp khéo léo giữa văn học và âm nhạc thông qua điệu khấn, niệm, ngâm, hát… Biểu trưng là trong các đại lễ lẩu then hội đủ yếu tố từ văn học, âm nhạc đến múa, nghệ thuật sân khấu, cùng sự phong phú của các yếu tố mỹ thuật. Các nghi lễ then là một nghi thức trình diễn vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính tâm linh trong đời sống các dân tộc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Chính vì yếu tố đặc trưng không thể trộn lẫn mà thực hành then đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đánh dấu bước ngoặt trong thực hành văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Từ nguồn gốc hình thành và những yếu tố thuộc về bản chất cho thấy sức sống lâu bền của then liên quan trực tiếp đến sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân, “hát then là một sinh hoạt thuộc về tâm linh dân gian cho nên nó tồn tại lâu dài vì tâm linh dân gian còn thì nghề hát then còn”. PGS. TS Nguyễn Thụy Loan cùng quan điểm này. Bà cho rằng sức bền của đời sống tâm linh trong con người Việt Nam chính là nền tảng tạo nên sức sống lâu bền của những loại hình văn hóa nghệ thuật tâm linh tín ngưỡng, trong đó then không nằm ngoài quy luật.

Gắn chặt với đời sống tín ngưỡng, mang những quy tắc thực hành riêng, độc đáo, nhưng trên thực tế then không phải là một loại hình tĩnh mà biến hóa. Từ loại hình thực hành nghi lễ tín ngưỡng khởi thủy, then phát triển thành nhiều dạng thức khác nhau, nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng trong đời sống văn hóa tinh thần. Quá trình đó đã diễn ra trong cộng đồng Tày, Nùng, Thái từ nhiều thế kỷ trước và vẫn đang tiếp diễn. PGS. TS Nguyễn Thụy Loan chỉ rõ, trong các giá trị của then có những giá trị bất biến và những giá trị khả biến. Giá trị bất biến là các giá trị lịch sử, một số giá trị thuộc phạm trù văn hóa, nghệ thuật… Còn những giá trị biến đổi theo thời gian hoặc là đang bị thu hẹp dần như một số loại then chữa bệnh, then cúng lễ…, hoặc là mai một, thậm chí mất đi cùng với các “báu vật sống”, khi nghệ nhân không kịp trao truyền kinh nghiệm và thế hệ sau không kịp thời sưu tầm, thực hành.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và tri thức, ngay trong cộng đồng chủ nhân của di sản then Tày, Nùng, Thái cũng có không ít người dân không còn tin vào năng lực siêu phàm của các lực lượng siêu nhiên và các thầy then. Theo chiều hướng đó, các nghi lễ tín ngưỡng giảm dần, nghề làm then cúng bái và loại then nghi lễ tín ngưỡng cũng sẽ dần không còn môi sinh phát triển. Đây là những điều tác động trực tiếp đến việc bảo tồn và phát triển tín ngưỡng then của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái hiện nay.

Văn hóa - Thể thao

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh
Văn hóa - Thể thao

Chùa Cây Thị: Hành trình lịch sử và phục hưng của một di sản tâm linh

Nằm ẩn mình trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình của thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, chùa Cây Thị – hay còn được biết đến với tên gọi Tịnh Viện Di Đà – không chỉ là một địa điểm thờ tự mà còn là chứng nhân lịch sử của vùng đất gắn liền với nhiều biến cố và bước ngoặt của thời gian.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…