Tôn giáo góp sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức, đồng lòng, nhân lên nguồn lực

Gắn với giáo lý hòa hợp dân tộc, tôn giáo đồng hành cùng Tổ quốc, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo đã vận động tín đồ, nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo nên những thay đổi to lớn, toàn diện.

Gương mẫu đi đầu

Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới bắt nguồn từ Nghị quyết số 26 ngày 5.8.2008 của Hội nghị lần thứ XII, Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đến nay, kết quả đạt được của Chương trình đã góp phần tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Kết quả đó cũng ghi nhận sự vào cuộc tích cực của đồng bào có đạo, chung tay bằng những việc làm cụ thể, gương mẫu đi đầu...

Các tôn giáo đang đồng hành, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở khắp các địa phương. Ảnh: Thanh Loan
Các tôn giáo đang đồng hành, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở khắp các địa phương. Ảnh: Thanh Loan

Ở làng quê xóm đạo huyện Ba Tri, Bến Tre, phong trào xây dựng nông thôn mới được hưởng ứng, lan truyền mạnh mẽ từ sự tham gia của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài Ban Chỉnh Bến Tre. Trước kia, người Đạo Cao Đài nơi đây đa số là nông dân nghèo, đời sống khổ cực. Các giống lúa chưa được đổi mới, hệ thống thủy lợi lạc hậu, nước mặn xâm nhập nên hầu như chỉ làm một vụ giống lúa mùa, năng suất thu hoạch không cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới chạm đúng ước mơ được thay đổi để diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Các lớp học đạo đều nhanh chóng lồng thêm thông tin để tín đồ hiểu về mục đích, ý nghĩa chương trình, để từ đó hưởng ứng, góp sức thực hiện, bám vào từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, công việc đầu tiên là chung tay cải tạo hệ thống giao thông, thủy lợi, giúp thay đổi cơ cấu và năng suất mùa vụ.

Hay xuất phát từ thực tế các địa phương vùng sâu của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang sông rạch chằng chịt, có nhiều cầu khỉ, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn nên vào năm 2007, Ban đại diện Hội Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Tiền Giang thành lập đội xây cầu từ thiện. Ngay khi có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình càng cộng hưởng, nhân lên giá trị. Công tác vận động nguồn kinh phí và góp công sức xây cầu từ thiện tại các địa phương vùng khó khăn tiếp tục thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Hội Phật giáo Hòa Hảo tỉnh đứng ra vận động nguồn quỹ, tham gia đóng góp ngày công, kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức xây cầu. Nhờ cầu giao thông, việc đi lại, giao thương thuận lợi… đã giúp 20 xã trong huyện đẩy mạnh tiến độ đạt chuẩn nông thôn mới.

Nhận diện nguồn lực mạnh mẽ, nhiều tỉnh, thành, địa phương đã thông qua các tôn giáo để đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Như Thái Nguyên hợp sức ba tôn giáo là Công giáo, Phật giáo và Tin Lành, tiên phong trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh sống tốt đời đẹp đạo” và thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”. Một số mô hình được triển khai tới tận thôn bản, tiêu biểu là mô hình khu dân cư “Đoàn kết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu” ở xóm Làng Phan, Linh Sơn, thành phố Thái Nguyên, mô hình dân vận khéo “sống tốt đời đẹp đạo” ở xóm Đồn, xã Bình Thành và xóm Nản, thị trấn Chợ Chu, Định Hóa... Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang…, những khu vực có đông đồng bào theo đạo cũng trở thành điểm xây dựng nông thôn mới, từ đó lan tỏa ra các khu vực khác.

Nhiệt thành góp công, góp của

Không chỉ đóng vai trò tiên phong trở thành kênh kết nối để tín đồ và nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều tổ chức tôn giáo còn trực tiếp tham gia, hy sinh lợi ích riêng để đóng góp vào sự thay đổi diện mạo của nông thôn. Đồng hành với Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản trị chùa Prếk On Đơk (Cần Đước), xã Thạnh Phú, Mỹ Xuyên, đã chủ động chung tay cùng các cấp chính quyền trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thấy được khó khăn trên địa bàn huyện về quỹ đất khi cần xây dựng các công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Ban Quản trị chùa đã nguyện hiến 5.000m2 đất để xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục Thường xuyên của huyện. Sau đó, tiếp tục hiến hơn 12.000m2 đất để xây dựng Trường THCS và THPT Dân tộc Nội trú Thạnh Phú. Qua đó, góp phần tích cực cho con em đồng bào dân tộc Khmer và sư sãi được học tập, nâng cao trình độ.

Bám sát tiêu chí xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các tôn giáo của tỉnh Bình Thuận đã tập trung thực hiện chương trình dân trí, dân sinh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tương thân tương ái xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng giữa lương và giáo, giữa giáo với giáo. Theo thống kê, toàn tỉnh có 64 cơ sở giáo dục mầm non do các tôn giáo mở, góp phần giảm tải cho cơ sở mầm non công lập, thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Ngay trong lĩnh vực y tế, trên địa bàn tình hiện có gần 20 cơ sở, phòng khám bệnh và cấp thuốc Đông y từ thiện mang tên Phòng chẩn trị y học cổ truyền của các tổ chức tôn giáo Phật giáo, Công giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội...

Trong khi đó, ở Phú Thọ, hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, các Phật tử, giáo dân đã tình nguyện hiến đất, tham gia đóng góp kinh phí, công lao động để làm đường giao thông nông thôn, xây nhà văn hóa. Tiêu biểu như đồng bào các tôn giáo và nhân dân thành phố Việt Trì hiến trên 17.000m2 đất, trên 10 tỷ đồng, tự nguyện đóng góp 13.500 công lao động để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Đồng bào các tôn giáo và nhân dân huyện Thanh Thủy góp công, góp sức, hiến đất, ủng hộ hàng trăm triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn, nội đồng, dồn đổi, tích tụ tập trung 8.000m2 đất để phát triển kinh tế…

Có thể thấy vai trò rất lớn của các tôn giáo khi đồng hành, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi rõ rệt diện mạo, đời sống nông thôn. Cộng đồng tôn giáo đã thể hiện trách nhiệm xã hội của các tôn giáo, tạo sự ổn định và đoàn kết trong nhân dân, khẳng định vị trí của tôn giáo trong đời sống xã hội và phát triển đất nước.

Văn hóa - Thể thao

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

“Bộ đội Cụ Hồ” - danh hiệu cao quý, niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Sự xuất hiện, phát triển và định hình danh hiệu, kiểu mẫu nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịch sử đấu tranh cách mạng đã trải qua 80 năm; so với lịch sử dân tộc thì không dài, song nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tiêu biểu của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.