Trường Đại học Công nghệ công bố chiến lược mới để thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á
Báo Đại biểu Nhân dân
Ngày 28.11, Trường Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ Công bố Chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại buổi lễ, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường đã trao Nghị quyết ban hành chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 tới GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng nhà trường, để Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức triển khai thực hiện.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường đã trao Nghị quyết ban hành chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 tới GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng nhà trường
Sửa đổi chiến lược để trở thành trường đại học trọng điểm
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mục tiêu và sứ mệnh phát triển đã được xác định và tuyên bố ngay từ khi thành lập trường ĐH Công nghệ năm 2004 với Hiệu trưởng đầu tiên là GS.VS Nguyễn Văn Hiệu.
Gần đây nhất, năm 2019, trường ĐH Công nghệ đã ban hành Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà trường, tầm nhìn đến 2035. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2019 đến nay, trường ĐH Công nghệ đã bám sát Chiến lược đó, phát triển vượt bậc cả về quy mô và số lượng chương trình đào tạo, cơ cấu ngành nghề.
Bên cạnh các ngành truyền thống thuộc lĩnh vực CNTT, Điện tử Viễn thông, Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, Vật lý kỹ thuật. Từ 2019 cho đến 2023, nhà trường đã mở thêm mới những lĩnh vực quan trọng như Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng Giao thông, Công nghệ hàng không vũ trụ, Nông nghiệp công nghệ cao và Trí tuệ nhân tạo.
Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ của ĐHQGHN đã lọt xếp hạng 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS năm 2022, một số lĩnh vực khác của trường cũng đã lọt vào bảng xếp hạng 500-1000 trong các bảng xếp hạng QS, THE của thế giới.
GS.TS Chử Đức Trình cho hay, Luật giáo dục đại học sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, và tự chủ đại học đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, từ tháng 9/2023, gần 1000 sinh viên của ĐH Công nghệ đã bắt đầu học trên Hòa Lạc – mở ra cơ hội mới phát triển gắn với tương lai của nhà trường tại khu đô thị đại học của Đại học Quốc Gia Hà Nội trên Hòa Lạc.
"Đây là 2 nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy phải sửa đổi và cập nhật Chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, trong bối cảnh mới. Nhiều thách thức nhưng cũng vô vàn cơ hội" - GS.TS Chử Đức Trình nhấn mạnh.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường cho biết thêm, chiến lược lần này được sửa đổi và điều chỉnh, nhưng theo nguyên tắc trung thành tuyệt đối với triết lý, mục tiêu của các Chiến lược mà các bậc tiền bối đã xây đắp qua các thời kỳ là Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng cao: Đổi mới để nắm bắt cơ hội, để thực hiện tốt tự chủ đại học, nâng tầm xây dựng trường ĐH Công nghệ trở thành một trường đại học trọng điểm và nòng cột của đất nước, của Đại học Quốc gia Hà Nội trong lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ, và lên một tầm cao mới, có tên tuổi trong khu vực và quốc tế”.
GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ giới thiệu về Đề án chiến lược phát triển nhà trườngtrong giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045
Phát triển thêm nhiều lĩnh vực đào tạo then chốt với quy mô 20.000 sinh viên
GS.TS Chử Đức Trình cho biết, bên cạnh các ngành, khoa như hiện nay, Trường sẽ phát triển thêm những lĩnh vực đào tạo then chốt về yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 như: Cơ khí chế tạo máy; Các khối ngành quản lý, quản trị kỹ thuật, công nghệ (quản lý năng lượng, kinh tế xây dựng, quản trị hệ thống công nghiệp, quản trị hệ thống thông tin, quản trị công nghệ,...
Các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ là vệ tinh của các công nghệ lõi mà xã hội đang rất cần và trường ĐH Công nghệ và Đại học Quốc Gia Hà Nội có thế mạnh nền tảng như Fintech, Logistics, Thiết kế công nghiệp và đồ họa, công nghệ bán dẫn, thiết kế chip và vi mạch,...
Theo Chiến lược phát triển của nhà trường, đến 2035, quy mô của trường ĐH Công nghệ có thể lên đến 20.000 sinh viên, với hơn 1200 cán bộ, giảng viên. Đến năn 2045, quy mô của trường lên 30.000 sinh viên với 1800 cán bộ giảng viên. Tỷ lệ kỹ sư và sau đại học sẽ chiếm tỷ lệ 35% trong tổng quy mô đào tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp để gắn với thực tiễn, và các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh để thúc đẩy trao đổi sinh viên và học giả quốc tế.
Các giảng viên, sinh viên tham dự buổi công bố chiến lược phát triển của trường ĐH Công nghệ
Tập trung xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh
GS.TS Chử Đức Trình chia sẻ, nhà trường sẽ đẩy mạnh mẽ và ưu tiên các nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao để có các sản phẩm quốc gia. Tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh trong Thiết kế chip và vi mạch, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Cơ điện tử, Viễn thông, Công nghệ bán dẫn, Robotic, Vật liệu và kết cấu tiên tiến, Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông; Thiết kế, Tích hợp các hệ thống thông minh…
Thành lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà trường để có nguồn lực đầu tư cho tiềm lực khoa học công nghệ và con người và Xây dựng tạp chí kho học công nghệ của trường lọt vào danh mục ISI của quốc tế.
Công bố quốc tế trong danh mục các tạp chí quốc tế ISI có uy tín dự kiến sẽ đạt tối thiểu 700 bài ISI/năm vào năm 2035 và 1000 bài ISI vào năm 2045.
Đồng thời, nhà trường triển khai Đề án Tự chủ đại học; Đến năm 2035 cơ bản hoàn thành đại học số; Từng bước thành lập các đơn vị mới có pháp nhân như các trường (School) và Viện trực thuộc; Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút và trọng dụng nhân tài.
Chiến lược lần này xác định tham vọng trường ĐH Công nghệ sẽ vươn lên thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tiên tiến của châu Á (Chiến lược lần trước mới xác định mục tiêu thành một trong những trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu của đất nước; lần này phấn đấu lên tầm khu vực và quốc tế); và thêm các nội hàm đổi mới sáng tạo (innovation) và khởi nghiệp, phù hợp với xu thế của thời đại mới.
Theo Chiến lược này, năm 2035, trường ĐH Công nghệ phấn đấu xếp hạng một số lĩnh vực lọt vào top 200 thế giới (năm 2022, lĩnh vực Engineering and Technology của nhà trường đã lọt vào top 386 thế giới trong bảng xếp hạng QS) và năm 2045 trở thành trường đại học top 200 thế giới trong các bảng xếp hạng đại học.
Được biết, Đại học Quốc Gia Hà Nội phấn đấu lọt top ranking 500 thế giới vào năm 2025, ranking 300 thế giới năm 2035 và top 200 các trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2045 – với hoài bão này, Đại học Quốc gia Hà Nội cần có những đơn vị thành viên tiên phong triển khai thực hiện.
GS.TS Chử Đức Trình cho biết, chiến lược lần này cũng thể hiện ý chí, hoài bão, sự quyết tâm của tập thể cán bộ , giảng viên và các em sinh viên của trường ĐH Công nghệ đồng hành với Chiến lược phát triển của Đại học Quốc Gia Hà Nội trong giai đoạn mới.
Bên cạnh các ngành khoa học cơ bản truyền thống, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ sẽ là một trong những trụ cột quan trọng để Đại học Quốc Gia Hà Nội phát triển và “cất cánh” trong thời gian tới.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Công nghệ
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh: Chiến lược này là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình xây dựng và phát triển của nhà trường. Trường ĐH Công nghệ của Đại học Quốc Gia Hà Nội được thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu bằng tiếng Anh là Collge of Technology.
Sau 20 năm, với Chiến lược phát triển này, Trường ĐH Công nghệ sẽ thoát thai hoàn toàn từ cái áo Collge of Technology thuở ban đầu, thực sự trở thành University of Engineering and Technology - Trường đại học kỹ thuật công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực tiên tiến hiện đại theo nghĩa đầy đủ và hoàn hảo nhất, đủ sức phát triển nhanh, mạnh và bền vững, vươn tầm khu vực và quốc tế trong bối cảnh tự chủ đại học.
Chiến lược này vừa là mục tiêu, là thách thức nhưng cũng là động lực để trường ĐH Công nghệ sẽ phát triển vượt bậc với các giá trị cốt lõi là uy tín, chất lượng cao – trình độ cao; trụ cột, tinh hoa và nhân văn; gắn đào tạo và nghiên cứu với thực tiễn và doanh nghiệp - với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và khởi nghiệp - xứng đáng với kỳ vọng và niềm tin của phụ huynh và sinh viên, của Đại học Quốc Gia Hà Nội và các thế hệ cha anh, với xã hội và đất nước.
Ngày 17.3, Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 2 năm 2025, với điểm cao nhất là 92,69/100. Thủ khoa của đợt 2 tiếp tục đến từ Trường THPT chuyên Bắc Ninh, cùng trường với thủ khoa đợt 1 vừa qua.
Từ ngày 20.3-15.4, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, TP. Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở giáo dục công lập, trung tâm dạy thêm, học thêm; hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm; các trung tâm kỹ năng sống trên địa bàn.
Năm 2025, dự kiến các các trường quân đội có thêm tổ hợp xét tuyển. Bên cạnh các tổ hợp truyền thống, sẽ mở rộng thêm các tổ hợp xét tuyển mới để phù hợp với cả thí sinh học chương trình cũ (CT GDPT 2006) và chương trình mới (CT GDPT 2018).
Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.
Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.
Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đang xác minh thông tin phản ánh về việc Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật được bổ nhiệm khi đang tham gia quản lý điều hành tại doanh nghiệp tư nhân.
Năm 2025, các trường công an dự kiến áp dụng 3 phương thức xét tuyển chính, trong đó có phương thức kết hợp bài thi đánh giá của Bộ Công an với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên.
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý.
Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, năm 2025 là năm đầu tiên thực hiện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình GDPT 2018, trong đó nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến đánh giá phẩm chất, năng lực.
Ngày 16.3, Trường Đại học Điện lực tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2025 tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Sự kiện do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với một số đơn vị tổ chức.
Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi.
Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.
Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua
So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.
Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".
Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh” của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.
Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.