Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Thạch Thất (Hà Nội):

Quyết tâm xây dựng quê hương Thạch Thất ngày càng giàu đẹp

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) được coi là vùng đất cổ, được thiên nhiên ưu đãi, là nơi “Địa linh nhân kiệt” của xứ Đoài, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Truyền thống đoàn kết, yêu nước lâu đời

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử cùng với sự thay đổi nhiều lần về tên gọi và địa giới hành chính, nhưng những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu mà Thạch Thất có như: chùa Tây Phương; Danh nhân văn hóa - Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan và những sự kiện lịch sử về chống giặc ngoại xâm, góp phần giữ gìn giang sơn, bờ cõi, đã khẳng định truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, kiên cường cách mạng của Nhân dân trong huyện kể từ khi hình thành vùng đất, con người Thạch Thất đến nay.

Đặc biệt, sau khi Đảng Cộng sản Việt nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Sơn Tây, ngày 15.6.1945 chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương huyện Thạch Thất được thành lập. Vừa mới ra đời, chi bộ đã lãnh đạo Nhân dân nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành chính quyền huyện trong cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trước tình thế giặc Pháp với dã tâm xâm lược, quay lại cướp nước ta một lần nữa, Đảng ta đã sáng suốt đề ra đường lối lãnh đạo đúng đắn để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. Theo lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Đảng, Nhân dân huyện Thạch Thất lại cùng với cả nước đoàn kết chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời điểm ấy, mặc dù nhiều xã trên địa bàn huyện bị địch tạm chiến, lập tề, chúng tổ chức hàng trăm đợt càn quét, vây bắt cán bộ, đảng viên, tra tấn, đánh đập Nhân dân, nhưng không khuất phục được tinh thần yêu nước, bản lĩnh cách mạng kiên cường của quân và dân trong huyện.

Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp -0
Ảnh tư liệu (nguồn: thachthat.hanoi.gov.vn)

Những chiến công oanh liệt và hy sinh của Nhân dân trong huyện đã góp phần chia lửa với chiến trường chung của cả nước, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu. Từ đó những địa danh “Cẩm bào mồ chôn giặc Pháp”, “Núi Nứa anh hùng”, “Hạ Bằng quật khởi” mãi mãi đi vào lịch sử truyền thống đấu tranh anh dũng của quê hương, như những trang sử hào hùng nhất của thời kỳ chống thực dân Pháp ở huyện Thạch Thất.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954, hầu như ngày nào cũng có lính ngụy mang vũ khí về đầu hàng, nhiều Ban tề mang Triện và sổ sách nộp cho Ủy ban kháng chiến. Xác định thời cơ đã đến, ngày 13.7.1954, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Mặt trận Việt Minh từ mọi ngả đường quân, dân các xã trong huyện, với khí thế cách mạng dâng cao, đã đổ về đánh chiếm Bốt Chi quan- căn cứ đầu não cuối cùng của thực dân Pháp trên địa bàn huyện, đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân và tay sai trên quê hương Thạch Thất, góp phần quan trọng cho ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954).

​Thực hiện Hiệp định Geneve, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thạch thất lại cùng với Nhân dân cả nước tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược là: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. ​Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nối tiếp truyền thống cách mạng của quê hương, lớp lớp thanh niên Thạch Thất lại tình nguyện lên đường đi chiến đấu, từ năm 1954 đến năm 1975 đã tổ chức 32 đợt tuyển quân, tiễn đưa 10.346 người con của Thạch Thất lên đường nhập ngũ.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Thạch Thất tự hào là một trong những địa phương có tỷ lệ thanh niên nhập ngũ cao của cả nước. Huyện ủy đã chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng”. “Phụ nữ 3 đảm đang”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Hậu phương thi đua với tiền phương”. Toàn huyện đóng góp 265.966 tấn lương thực, 2.610 tấn thực phẩm để chi viện cho chiến trường miền Nam, huy động gần 8000 dân quân tự vệ, biên chế thành 44 đại đội, xây dựng 107 trận địa, huy động hàng vạn ngày công, đào đắp hàng chục vạn khối đất đá, xây dựng trận địa, hầm hào và phục vụ chiến đấu tại Sân bay Hòa Lạc. Lực lượng vũ trang của huyện đã phối hợp tác chiến với bộ đội chủ lực trực tiếp chiến đấu 127 trận, tiêu biểu là trận đánh ngày 23.7.1966 bắn rơi 1 máy bay và bắt sống 2 giặc lái Mỹ; hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ chính trị trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đổi mới, phát triển toàn diện

Tổ quốc thống nhất, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thất phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hồng: thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, ngay từ đầu năm, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chủ động xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, huy động được sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong huyện, thực hiện hiệu quả các giải pháp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ...

Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp -0
Huyện Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, khang trang (ảnh: thachthat.hanoi.gov.vn)

Kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, hầu hết các lĩnh vực đều đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. Đến hết tháng 6.2024, ước có 7/19 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu KT-XH tổng hợp đạt và vượt kế hoạch năm được HĐND huyện giao; kinh tế ước đạt mức tăng trưởng khá, tăng 15,4%; Thu NSNN trên địa bàn ước đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng 122% so với cùng kỳ.

Các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được nâng lên. Đến nay, Thạch Thất đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao(Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng), trong đó, 3 xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu(Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu)Năm 2024, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng NTM, phấn đấu có thêm 2 xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao là Lại Thượng, Phùng Xá; 2 xã đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu Đồng Trúc, Hạ Bằng. Từng bước xây dựng xã Phú Kim, Kim Quan đạt tiêu chí NTM nâng cao vào năm 2025. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM, xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đáp ứng các nội dung, mức độ đạt chuẩn theo quy định.

Lượng khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn huyện tăng cao, ước đạt 181.000 lượt khách (tăng 21.000 lượt), trong đó du khách đến chùa Tây Phương đạt trên 95.000 lượt. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được duy trì, thực hiện nghiêm túc; văn hóa - giáo dục - y tế tiếp tục có nhiều tiến bộ; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được tăng cường và đảm bảo ổn định; an sinh xã hội được quan tâm, thực hiện thường xuyên, đảm bảo kịp thời...

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng huyện Thạch Thất (13.7.1954 - 13.7.2024), nhằm tạo phong trào thi đua sôi nổi, cổ vũ cán bộ, đảng viên, Nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện quyết tâm lao động, sản xuất để xây dựng quê hương càng thêm giàu đẹp, khang trang. Huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024, Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất”; Hội thi Dân vận khéo huyện Thạch Thất năm 2024...

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.