Quỹ bảo tồn Di sản Huế

Phát huy giá trị di sản

Thừa Thiên Huế là địa phương có đến 5 di sản văn hóa thế giới được Tổ chức UNESCO ghi danh và  gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 89 di tích cấp quốc gia. Nhu cầu vốn đầu tư trùng tu quần thể di sản văn hóa Cố đô Huế là rất lớn, tuy nhiên nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã bố trí trong những năm qua không đáp ứng được nhu cầu.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP ngày 20.10.2022 của Chính phủ về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế. Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục khác chưa bố trí đủ kinh phí.

Phát huy giá trị di sản

Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

 Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính của Quỹ gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích, các nguồn hợp pháp khác.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế: di sản Huế không phải là di sản của riêng người Huế mà là di sản của Việt Nam, của cả thế giới. Quỹ bảo tồn di sản Huế được Quốc hội thông qua sẽ giúp cho những di sản vật thể, phi vật thể của Việt Nam ở Huế thêm cơ hội được bảo tồn, phục hồi. Ông Hoa cũng cho rằng: việc mở Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ giúp huy động nguồn lực không chỉ từ cá nhân, doanh nghiệp mà còn từ ngân sách các địa phương khác trong công cuộc trùng tu, bảo tồn di sản.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chia sẻ: “Hệ thống di sản của Huế rất đồ sộ, gồm cả di sản vật thể và phi vật thể, di sản thế giới, di tích quốc gia… Nhu cầu kinh phí trùng tu di tích rất lớn, nhưng khả năng cân đối nguồn lực của Huế còn khó. Khi có nguồn lực từ Quỹ bảo tồn di sản Huế, địa phương sẽ chủ động hơn trong việc trùng tu, bảo tồn di sản. Đặc biệt là xử lý được các tình huống khẩn cấp đối với các công trình di tích diện nguy cấp”.

Cơ hội huy động các nguồn lực

Theo Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu: việc Quốc hội cho phép thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ góp phần tạo cơ sở để thu hút thêm nguồn lực phục vụ cho công tác trùng tu các di tích trên địa bàn tỉnh.Trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm quản lý, sử dụng nguồn quỹ đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. Tỉnh sẽ tiếp tục công tác vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước quan tâm, yêu mến di sản Huế muốn đóng góp để phục vụ cho quá trình trùng tu, bảo vệ di sản Huế đóng góp vào quỹ di sản.

Nhìn chung, tỉnh đã xây dựng lộ trình thích hợp để sớm triển khai thực hiện đưa quỹ di sản vào hoạt động nhằm phát huy tốt hơn nữa hiệu quả và mục đích thành lập quỹ góp phần trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Bà Sửu cho biết thêm.

 Nhà sưu tầm cổ ngoạn Nguyễn Hữu Hoàng (Huế) kỳ vọng việc xây dựng Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ mở ra thêm kỳ vọng đưa những cổ vật tinh hoa của cha ông lưu lạc ở quốc tế hồi hương. Hiện nay cổ vật nước ta đang rất có giá trên thị trường quốc tế, điều này khiến cho những kho lưu trữ bảo tàng sử dụng ngân sách để mua cổ vật gặp khó vì giá quá cao, gần như là không hề với tới được .” Khi có Quỹ bảo tồn di sản Huế, Nhà nước và xã hội sẽ chung tay cùng đưa những cổ vật Việt hồi hương, để con cháu đời sau có dịp chiêm ngưỡng và thưởng thức những tinh hoa cha ông để lại thì thật tốt biết bao “, ông Hoàng nói.

Theo Nghị định số 84/2022/NĐ-CP, Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ có 6 nhiệm vụ: tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ theo quy định; tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ; thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; công bố công khai về Quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các nội dung chi của Quỹ: thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế do nhà nước quản lý và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ; thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế không do nhà nước quản lý; thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ.

Địa phương

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.