Hà Nội: Đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán

Đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều đơn vị kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội đã triển khai nhiều khuyến mãi hỗ trợ người dân mua sắm Tết.

Để bảo đảm chất lượng hàng hóa trong dịp Tết, Sở Công thương TP. Hà Nội tiến hành nhiều đợt kiểm tra đột xuất đối với những chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn.

Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Bà Thu Hằng (Trương Định, Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cho biết: Cứ mỗi dịp Tết đến, gia đình tôi đều chuẩn bị quà để gửi biếu gia đình nội, ngoại. Năm nay cũng vậy, dù kinh tế khó khăn, giỏ quà vẫn là sự lựa chọn tối ưu. Tôi cân nhắc lựa chọn những mặt hàng chất lượng, nhưng giá cả cũng phải phù hợp.

Nắm bắt được nhu cầu khách hàng năm nay, nhiều siêu thị đã chuẩn bị đóng gói quà từ rất sớm. Bên cạnh những gói quà đóng sẵn, một số siêu thị cũng treo biển nhận đóng quà theo yêu cầu của khách hàng. Ghi nhận tại siêu thị WinMart Times city (Minh Khai, TP. Hà Nội) cho thấy, quầy bánh kẹo bán theo cân rất thu hút đông khách hàng, đặc biệt là khách hàng lựa chọn theo ý thích con nhỏ đi theo.

Trao đổi với phóng viên Báo Đai biểu Nhân dân, Trưởng bộ phận thu ngân – dịch vụ chăm sóc khách hàng siêu thị WinMart Times city (Minh Khai, TP. Hà Nội) Nguyễn Thị Nhung cho biết: Năm nay đơn vị cung cấp ra thị trường nhiều giỏ quà Tết đa dạng mẫu mã và được thiết kế theo chủ đề như: Bình an, an khang, như ý, tài lộc, đoàn viên, phú quý với mức giá từ 399.000 đồng, 499.000 đồng trở lên. Năm nay lượng khách đến mua giỏ quà tại siêu thị ổn định, tăng nhẹ so với năm trước. Trong 3 ngày 2.2 đến 4.2, do là ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo và những ngày cuối tuần nên lượng khác đến siêu thị tăng vọt.

Lý giải số lượng khách quan tâm và lựa chọn các giỏ quả trong siêu thị, chị Nhung cho rằng: Các giỏ quà đều là hàng hóa chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, giá thành niêm yết để khách hàng an tâm khi mua sắm. Từng sản phẩm được sử dụng trong giỏ quà Tết cũng được WinMart tỉ mỉ lựa chọn, sắp xếp theo bố cục hợp lý. Mẫu mã thiết kế sang trọng với nhiều phân khúc giá thành để khách hàng dễ dàng cân đối…

Theo chị Thùy Dương, nhân viên quầy hàng siêu thị WinMart, các giỏ quà đều được thiết kết đầy đủ các sản phẩm nước ngọt, cà phê, kẹo... Với giá cả năm nay cũng rất hợp lý. Những gói quà đắt tiền sẽ có thêm chai rượu, bia, các sản phẩm bánh kẹo cao cấp. Xu hướng năm nay, người tiêu dùng lựa chọn những gói quà có sản phẩm thiết thực có lợi cho sức khỏe nên chọn sản phẩm nước yến, bánh kẹo ít ngọt, trà hoa quả. Hiện siêu thị còn lập thêm nhóm zalo đi chợ hộ, khách hàng chỉ cần tham gia hội và tham khảo các sản phẩm. Hàng ngày, siêu thị sẽ đăng hình ảnh các sản phẩm tươi ngon lên nhóm. Để phục vụ nhu cầu ngày Tết, siêu thị sẽ bán hàng đến hết trưa ngày 9.2 (30 tháng Chạp) và mở lại vào ngày 13.2 (mùng 4 Tết).

Đại diện hệ thống siêu thị BRGMart cho biết, năm nay đơn vị đưa ra thị trường giỏ quà theo chủ đề Phúc lộc tài như ý, Tết xuân phát tài, phát lộc; Xuân hạnh phúc sum vầy… Bên cạnh đó, sản phẩm nước yến được đóng gói theo từng thùng giấy nhỏ có giá giao động từ 289.000 đồng đến 459.000 đồng cũng được người tiêu dùng đón nhận nhiều.  Bộ ba sản phẩm mà được nhiều khách hàng chọn lựa là: Xuân an khang thịnh vượng; Phúc lộc tài như ý; Tết tấn tài tấn lộc. Hàng hóa được lựa chọn cho các giỏ quà đều do đơn vị nhập khẩu trực tiếp với nguồn gốc rõ ràng.

Bảo đảm số lượng và giá cả

Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long Nguyễn Minh Tuấn cho biết, năm nay, người dân tập trung vào các sản phẩm giá cả phải chăng, các sản phẩm Việt Nam. Phía siêu thị cũng triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá ngày cuối tuần, khóa giá (không tăng giá) giá 10.000 sản phẩm trong giai đoạn 45 ngày Tết (từ ngày 28.12 đến hết ngày 9.2), cùng với đó là các chương trình khuyến mãi. Để bảm đảm ổn định số lượng cũng như giá cả các sản phẩm, siêu thị đã làm việc với các đơn vị cung ứng từ thời điểm tháng 6 và tháng 7 trong năm 2023 với yêu cầu tăng số lượng nguồn hơn so với ngày thường 20 – 25%.

Ông Tuấn chia sẻ thêm, hiện tại thị trường hàng hóa Tết tăng với sức mua cao hơn thời điểm trước Tết gần 30%. Một số gian hàng bán sản phẩm nước ngọt, trà, café và giỏ quà liên tục có nhân viên sắp xếp lên kệ các sản phẩm.

“Bảo đảm nguồn hàng, ổn định về giá cả phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hà Nội”  là khẳng định của Phó Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm khi nói về lượng hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo bà Tâm, ngoài 12 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo,), rượu bia – nước giải khát…Tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Theo thống kê từ Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ; 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn… Bên cạnh đó, còn có 34 sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng đa phương tiện của hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Chính vì vậy, TP. Hà Nội triển khai nhiều giải pháp, phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Sở Công Thương Hà Nội ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% Tết năm 2023).

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đơn vị đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thương mại trên địa bàn chủ động kết nối, khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, không để đứt hàng, khan hàng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện tổ chức các hội chợ Tết phục vụ Nhân dân. Cùng với đó, phối hợp lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, thường xuyên có đợt kiểm tra đột xuất đối với những chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ để bảo đảm chất lượng hàng hóa khi đến với người tiêu dùng Thủ đô.

Trên đường phát triển

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng
Trên đường phát triển

Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn điện mùa mưa bão, ngập úng

Với mục tiêu bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa mưa bão, ngập úng năm 2024, Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đến tất cả các đơn vị trực thuộc tăng cường đầu tư sửa chữa lớn, kiểm tra các thiết bị trên lưới và toàn bộ hành lang các đường dây, vệ sinh an toàn lưới điện trên các trạm biến áp.

Người dân tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn.
Địa phương

Thanh Hóa: Khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến nông sản an toàn

Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về kiểm dịch, an toàn thực phẩm (ATTP), các doanh nghiệp nông nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cán bộ người dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Địa phương

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.