Hà Nội: Đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán

Đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều đơn vị kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội đã triển khai nhiều khuyến mãi hỗ trợ người dân mua sắm Tết.

Để bảo đảm chất lượng hàng hóa trong dịp Tết, Sở Công thương TP. Hà Nội tiến hành nhiều đợt kiểm tra đột xuất đối với những chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn.

Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Bà Thu Hằng (Trương Định, Hoàng Mai, TP. Hà Nội) cho biết: Cứ mỗi dịp Tết đến, gia đình tôi đều chuẩn bị quà để gửi biếu gia đình nội, ngoại. Năm nay cũng vậy, dù kinh tế khó khăn, giỏ quà vẫn là sự lựa chọn tối ưu. Tôi cân nhắc lựa chọn những mặt hàng chất lượng, nhưng giá cả cũng phải phù hợp.

Nắm bắt được nhu cầu khách hàng năm nay, nhiều siêu thị đã chuẩn bị đóng gói quà từ rất sớm. Bên cạnh những gói quà đóng sẵn, một số siêu thị cũng treo biển nhận đóng quà theo yêu cầu của khách hàng. Ghi nhận tại siêu thị WinMart Times city (Minh Khai, TP. Hà Nội) cho thấy, quầy bánh kẹo bán theo cân rất thu hút đông khách hàng, đặc biệt là khách hàng lựa chọn theo ý thích con nhỏ đi theo.

Trao đổi với phóng viên Báo Đai biểu Nhân dân, Trưởng bộ phận thu ngân – dịch vụ chăm sóc khách hàng siêu thị WinMart Times city (Minh Khai, TP. Hà Nội) Nguyễn Thị Nhung cho biết: Năm nay đơn vị cung cấp ra thị trường nhiều giỏ quà Tết đa dạng mẫu mã và được thiết kế theo chủ đề như: Bình an, an khang, như ý, tài lộc, đoàn viên, phú quý với mức giá từ 399.000 đồng, 499.000 đồng trở lên. Năm nay lượng khách đến mua giỏ quà tại siêu thị ổn định, tăng nhẹ so với năm trước. Trong 3 ngày 2.2 đến 4.2, do là ngày 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo và những ngày cuối tuần nên lượng khác đến siêu thị tăng vọt.

Lý giải số lượng khách quan tâm và lựa chọn các giỏ quả trong siêu thị, chị Nhung cho rằng: Các giỏ quà đều là hàng hóa chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, giá thành niêm yết để khách hàng an tâm khi mua sắm. Từng sản phẩm được sử dụng trong giỏ quà Tết cũng được WinMart tỉ mỉ lựa chọn, sắp xếp theo bố cục hợp lý. Mẫu mã thiết kế sang trọng với nhiều phân khúc giá thành để khách hàng dễ dàng cân đối…

Theo chị Thùy Dương, nhân viên quầy hàng siêu thị WinMart, các giỏ quà đều được thiết kết đầy đủ các sản phẩm nước ngọt, cà phê, kẹo... Với giá cả năm nay cũng rất hợp lý. Những gói quà đắt tiền sẽ có thêm chai rượu, bia, các sản phẩm bánh kẹo cao cấp. Xu hướng năm nay, người tiêu dùng lựa chọn những gói quà có sản phẩm thiết thực có lợi cho sức khỏe nên chọn sản phẩm nước yến, bánh kẹo ít ngọt, trà hoa quả. Hiện siêu thị còn lập thêm nhóm zalo đi chợ hộ, khách hàng chỉ cần tham gia hội và tham khảo các sản phẩm. Hàng ngày, siêu thị sẽ đăng hình ảnh các sản phẩm tươi ngon lên nhóm. Để phục vụ nhu cầu ngày Tết, siêu thị sẽ bán hàng đến hết trưa ngày 9.2 (30 tháng Chạp) và mở lại vào ngày 13.2 (mùng 4 Tết).

Đại diện hệ thống siêu thị BRGMart cho biết, năm nay đơn vị đưa ra thị trường giỏ quà theo chủ đề Phúc lộc tài như ý, Tết xuân phát tài, phát lộc; Xuân hạnh phúc sum vầy… Bên cạnh đó, sản phẩm nước yến được đóng gói theo từng thùng giấy nhỏ có giá giao động từ 289.000 đồng đến 459.000 đồng cũng được người tiêu dùng đón nhận nhiều.  Bộ ba sản phẩm mà được nhiều khách hàng chọn lựa là: Xuân an khang thịnh vượng; Phúc lộc tài như ý; Tết tấn tài tấn lộc. Hàng hóa được lựa chọn cho các giỏ quà đều do đơn vị nhập khẩu trực tiếp với nguồn gốc rõ ràng.

Bảo đảm số lượng và giá cả

Chia sẻ với phóng viên, Giám đốc siêu thị Big C Thăng Long Nguyễn Minh Tuấn cho biết, năm nay, người dân tập trung vào các sản phẩm giá cả phải chăng, các sản phẩm Việt Nam. Phía siêu thị cũng triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá ngày cuối tuần, khóa giá (không tăng giá) giá 10.000 sản phẩm trong giai đoạn 45 ngày Tết (từ ngày 28.12 đến hết ngày 9.2), cùng với đó là các chương trình khuyến mãi. Để bảm đảm ổn định số lượng cũng như giá cả các sản phẩm, siêu thị đã làm việc với các đơn vị cung ứng từ thời điểm tháng 6 và tháng 7 trong năm 2023 với yêu cầu tăng số lượng nguồn hơn so với ngày thường 20 – 25%.

Ông Tuấn chia sẻ thêm, hiện tại thị trường hàng hóa Tết tăng với sức mua cao hơn thời điểm trước Tết gần 30%. Một số gian hàng bán sản phẩm nước ngọt, trà, café và giỏ quà liên tục có nhân viên sắp xếp lên kệ các sản phẩm.

“Bảo đảm nguồn hàng, ổn định về giá cả phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hà Nội”  là khẳng định của Phó Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Đỗ Tuệ Tâm khi nói về lượng hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo bà Tâm, ngoài 12 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình bình ổn thị trường như: Gạo, thịt lợn, thịt gà, trứng, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ, thực phẩm chế biến, bánh mứt kẹo,), rượu bia – nước giải khát…Tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Theo thống kê từ Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 29 trung tâm thương mại; 137 siêu thị; 453 chợ; 2.000 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn… Bên cạnh đó, còn có 34 sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng đa phương tiện của hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn. Chính vì vậy, TP. Hà Nội triển khai nhiều giải pháp, phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng cao của người dân. Sở Công Thương Hà Nội ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% Tết năm 2023).

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đơn vị đã yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thương mại trên địa bàn chủ động kết nối, khai thác hàng hoá nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, không để đứt hàng, khan hàng. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện tổ chức các hội chợ Tết phục vụ Nhân dân. Cùng với đó, phối hợp lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, thường xuyên có đợt kiểm tra đột xuất đối với những chuỗi siêu thị, hệ thống bán lẻ để bảo đảm chất lượng hàng hóa khi đến với người tiêu dùng Thủ đô.

Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế
Địa phương

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế

Khánh Hòa đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với loạt dự án "khủng" hứa hẹn thay đổi diện mạo và thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Các dự án này không chỉ tập trung vào phát triển du lịch mà còn bao gồm những công trình hạ tầng quan trọng như sân bay và sân golf, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình
Địa phương

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình

Phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch tại huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, Dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch khi đi vào hoạt động sẽ phát huy vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ cho tỉnh.

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân
Địa phương

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối nhiệm kỳ, năm tăng tốc, bứt phá về đích để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Đặc biệt, Ninh Thuận sẽ tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ để tái khởi động dự án Nhà máy điện hạt nhân.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Sáng 10.1, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Lê Đức Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.