PHÁT HUY TỐI ĐA CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỂ THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa Huế

Trong bối cảnh toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung cao độ vào việc tổ chức nhiều chương trình, kế hoạch hành động, dự án đầu tư… để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 54-NQ/TW, với vai trò là đô thị trung tâm - phần lõi của đô thị di sản đặc thù - thành phố Huế có nhiều cơ hội để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ, đột phá.

Nâng cao chất lượng du lịch di sản

Mật độ di sản văn hóa, lịch sử dày đặc cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hòa và hệ sinh thái môi trường - kiến trúc - đô thị hoàn hảo đến mức tinh tế làm cho Huế bắt buộc phải thận trọng cân nhắc trong từng quy hoạch phát triển, từng dự án đầu tư, từng công trình xây dựng... Đối với Huế, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì điểm thuận lợi là cơ bản; điểm khó khăn tuy nhiều nhưng khi hệ thống chính trị quyết tâm đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, kiên trì triển khai tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 1691/QĐ-UBND, ngày 12.7.2021.

Du khách tham quan kinh thành Huế
Du khách tham quan Kinh thành Huế. Nguồn: ITN

Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định chia sẻ: với những gì Huế đang có, xét về lượng khách đến thành phố thời gian qua cho thấy sự phục hồi tốt, nhưng qua đó cũng chỉ ra rằng, năng lực về nơi đỗ xe, nơi lưu trú và những dịch vụ như ăn uống, mua sắm… của Huế rất hạn chế. Công suất sử dụng phòng ở các khách sạn vào các ngày cuối tuần gần như đã hết; Huế chưa có nhà hàng nào có thể chứa 1.000 khách. Điều này khiến một số hoạt động mà tỉnh, thành phố muốn tổ chức với một lượng lớn khách đến cùng một lúc không thể triển khai.

Ông Phan Trọng Minh, Phó Giám đốc Điều hành Khách sạn Azarai La Residence cho biết, tình trạng khan hiếm lao động, năng lực phục vụ còn hạn chế dẫn đến chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng. Việc đào tạo lao động cũng gặp không ít khó khăn. Cần có một giải pháp kịp thời để bổ sung số lượng lao động mang tính thời vụ, sau đó tính đến chất lượng. Bên cạnh đó đường hàng không luôn là điểm “nghẽn” lớn của Huế nhiều năm qua. Những người làm du lịch phản ánh, vé máy bay từ Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh đến Huế có giá thường gấp đôi ở Đà Nẵng, điều này ảnh hưởng rất lớn việc thu hút khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh cho biết: trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung triển khai các nhóm giải pháp, như tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương về phát triển du lịch thông qua các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Tập trung thực hiện đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Thừa Thiên Huế nhằm phát triển bền vững ngành du lịch và các ngành liên quan; nâng cao đời sống kinh tế của người dân; đồng thời phát huy được giá trị di sản, văn hóa, lịch sử. Tiến hành lập và triển khai phương án phát triển ngành du lịch: xây dựng các đề án phát triển du lịch các khu, điểm du lịch tại các khu vực biển và đầm phá, sông, hồ, suối thác, các nghề, làng nghề truyền thống; phát triển dịch vụ du lịch tại Quần thể di tích Cố đô Huế.

Hồi sinh các di sản

Sau gần 30 năm, kể từ khi Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể đã có gần 200 công trình và hạng mục công trình được tu bổ, phục hồi, tôn tạo. Đồng thời, chính quyền cũng di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ di tích. Từ năm 2019 đến nay, thành phố Huế đang thực hiện Dự án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế” thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và đã có hàng ngàn hộ dân được di dời đến nơi ở mới, trả lại mặt bằng cho di tích, làm tiền đề cho việc tu bổ, lấy lại diện mạo của Kinh Thành Huế trong thời gian tới.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu cho rằng: tỉnh triển khai các biện pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của các di sản nhằm phát triển văn hóa, du lịch đậm đà bản sắc văn hóa Huế, qua đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, thúc đẩy phát triển liên kết vùng, cả nước và hội nhập quốc tế; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững chắc để Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ, nhanh và bền vững trong giai đoạn tới, sớm đạt mục tiêu xây dựng Tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thừa Thiên Huế đã dần xác lập được vị trí là đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, với nền tảng của đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “thành phố Xanh quốc gia”.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết: để cố đô Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Việt Nam như ngày hôm nay là một hành trình đầy khó khăn, chông gai. Hiện tại, để xây dựng hồ sơ một dự án trùng tu di tích đòi hỏi sự chuẩn bị công phu. Đầu tiên là nguồn tư liệu để xác định sẽ trùng tu theo thời kỳ nào, chẳng hạn như xây dựng hồ sơ xây dựng điện Kiến Trung phải mất 10 năm, phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã kết nối với cơ quan lưu trữ bên Pháp, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng vẫn chưa được như kỳ vọng. Hiện nay, Trung tâm đang lập hồ sơ phục dựng điện Cần Chánh chỉ còn lại nền móng trong khu vực Tử Cấm Thành và đề xuất phục dựng lại công trình Đại Cung Môn.Tuy nhiên, quy trình làm những công trình di tích đòi hỏi sự kỹ lưỡng, phải tập trung ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu do đó đòi hỏi phải có lộ trình, kế hoạch và đồng thời phải bảo đảm không gian cho du khách tham quan.

Tất cả những nỗ lực của Huế đang trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, điểm nhấn tại các kỳ Festival Huế, góp phần lan tỏa giá trị di sản trong đời sống đương đại.

Địa phương

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam
Địa phương

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam

Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà còn tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ vững chắc đường biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến
Địa phương

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bến Tre vừa phản hồi thông tin phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân liên quan đến gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị siêu âm, chuẩn đoán do Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng thầu, có một số yêu cầu cấu hình, kỹ thuật của các thiết bị đều có 1 hãng sản xuất nhất định mới đáp ứng được.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?
Địa phương

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?

Khi tham gia đấu thầu tại các địa phương khác, Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Bình Phước đạt tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khá cao. Tuy nhiên, hầu hết gói thầu do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư, công ty này lại  thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể".

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Bình
Pháp luật

Bắc Giang: Tăng cường đấu tranh, triệt phá tội phạm trên không gian mạng

Trước diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này được Công an tỉnh Bắc Giang chú trọng. Điển hình là vụ triệt phá đường dây đánh bạc liên tỉnh trên không gian mạng hay triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trên không gian mạng với quy mô lớn.

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”
Địa phương

Hàng loạt gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước ký duyệt tiết kiệm ngân sách “nhỏ giọt”

Phần lớn các gói thầu do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước ký duyệt trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 9.2024 có tỷ lệ tiết kiệm rất thấp, nhiều gói tiết kiệm dưới 0,1%; có gói thầu trị giá hơn 10 tỷ đồng nhưng chỉ tiết kiệm ngân sách 5 triệu đồng.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.