ĐỒNG NAI CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Chuyển đổi số gắn liền với xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Đồng Nai xác định, chuyển đổi số khu vực nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM; góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh.

Chuyển đổi số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung vào các nội dung gồm: phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số gắn với xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có ứng dụng công nghệ số và xã hội số trong xây dựng NTM; cải cách thủ tục hành chính trong việc kinh doanh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa, cũng như khám chữa bệnh từ xa...

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ của người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà thực sự có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn là động lực để xây dựng nông thôn hiện đại Nguồn: ITN
Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn là động lực để xây dựng nông thôn hiện đại. Nguồn: ITN    

Cụ thể, theo chương trình phát triển chính quyền số, thì ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% công việc cấp xã, phải được xử lý trên môi trường mạng. Đồng thời 100% địa phương, đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu về kinh tế số để góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, cụ thể, phải có ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai, mục tiêu xây dựng chính quyền số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã đang được triển khai thực hiện. Đồng thời, ngành thông tin - truyền thông cũng chú trọng hướng dẫn các nội dung triển khai về kinh tế số, xã hội số nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị; giúp người dân tại địa phương tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong việc kinh doanh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa, cũng như khám chữa bệnh từ xa.

Hỗ trợ, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số đối với khu vực nông thôn, tại xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu), 100% cán bộ, công chức tại xã đều được trang bị máy tính để phục vụ công việc và triển khai các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số; nâng cấp, bổ sung thiết bị, tối ưu hóa mạng nội bộ của xã; đầu tư, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình để tham gia họp với huyện, tỉnh và Trung ương… tạo cơ sở để chính quyền địa phương có thể triển khai được mô hình chuyển đổi số cấp xã. 

Bên cạnh đó, UBND xã Bình Lợi đã triển khai sử dụng đầy đủ các phần mềm liên thông từ Trung ương, tỉnh, huyện đến xã; triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử... để đẩy mạnh xây dựng chính quyền số. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, quy trình tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính được chuyển đổi dần theo phương thức trực tuyến. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

UBND xã Bình Lợi cho biết, định hướng sắp tới về công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã, chính quyền địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, địa phương sẽ tích hợp hệ thống camera an ninh từ việc giám sát chuyển thành camera thông minh để phân tích, giám sát tình hình quản lý trật tự xã hội cũng như an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Một nội dung khác là tiếp tục đưa các sản phẩm trên địa bàn xã, nhất là các sản phẩm OCOP chủ lực lên sàn giao dịch điện tử.

Xã Bình Lợi cũng đã bước đầu phát triển xã hội số với việc triển khai các dịch vụ giáo dục thông minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy với sự tham gia của nhà quản lý, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh… Về kinh tế số, Bình Lợi đang nỗ lực triển khai đưa các nông sản nổi bật, các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của địa phương lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử trong người dân.

Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất: Nhiều hoạt động thiết thực khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cơn bão đã đi qua để lại nhiều thiệt hại nặng nề, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái", chính quyền cùng Nhân dân trong huyện đã cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, chung tay ủng hộ giúp đỡ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Phú Bình vững vàng trong gian khó
Trên đường phát triển

Phú Bình vững vàng trong gian khó

Những ngày qua, hoàn lưu của siêu bão Yagi đã khiến 9 xã trên địa bàn huyện Phú Bình, Thái Nguyên với gần 3.000 hộ dân, khoảng 3.000ha lúa và hoa màu bị ngập lụt. Nhiều tài sản của các cơ quan, đơn vị và hộ gia đình bị thiệt hại. Tuy nhiên, với quyết tâm, đồng lòng của chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Phú Bình trong khắc phục hậu quả mưa lũ và từng bước ổn định phát triển kinh tế - xã hội. 

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn
Trên đường phát triển

Hội phụ nữ Công an quận Bắc Từ Liêm hỗ trợ người dân phải di dời đến nơi tránh trú an toàn

Với tốc độ nước dâng nhanh, sự nguy hiểm rình rập người dân, thực hiện chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Bắc Từ Liêm, từ chiều và tối và xuyên đêm 10.9, hàng trăm cán bộ cảnh sát Công an quận; Công an các phường cùng lực lượng dân quân tự vệ, quân sự phường đã và đang đồng hành, hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi tránh trú an toàn, đồng thời có phương án hỗ trợ khắc phục, gia cố các điểm đê xung yếu trong điều kiện mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
Địa phương

Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Mới đây, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với Văn phòng đại diện tổ chức IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm Lao động ngoài nước về việc phối hợp triển khai chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trên địa bàn Tỉnh.

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ
Trên đường phát triển

Khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó nước lũ

Với tinh thần sẵn sàng ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ, chính quyền và lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân vượt qua những khó khăn do mưa lũ gây ra, kiên quyết sơ tán các hộ sinh sống tại khu vực nguy hiểm ngoài đê tới nơi an toàn. "Cán bộ quan tâm dân lắm. Chính quyền chuẩn bị sinh hoạt rất chu đáo, không chỉ đưa chúng tôi về nơi tạm tránh an toàn mà còn giúp vận chuyển tài sản lên nơi cao, người dân chúng tôi di dời an tâm hơn" - người dân di dời xúc động chia sẻ.

Bí thư Tỉnh uỷ Dương Văn An chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc: Khẩn trương di dời, hỗ trợ hàng nghìn hộ dân bị mắc kẹt do nước lũ dâng cao

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập. Trước thực trạng này, sáng 11.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Dương Văn An đã có mặt tại xã Sơn Đông trực tiếp kiểm tra tình hình ngập úng, chỉ đạo địa phương khẩn trương hỗ trợ, di dời các hộ dân đến nơi an toàn.

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi
Trên đường phát triển

Tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghệ mới nổi

Hơn 300 cuộc kết nối trực tiếp của 22 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn của Việt Nam đã gặp gỡ với 130 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng
Trên đường phát triển

Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.