ĐỒNG NAI CHUYỂN ĐỔI SỐ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Động lực xây dựng nông thôn hiện đại

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Chuyển đổi số gắn liền với xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Đồng Nai xác định, chuyển đổi số khu vực nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025 đặt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM; góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh.

Chuyển đổi số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung vào các nội dung gồm: phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số gắn với xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có ứng dụng công nghệ số và xã hội số trong xây dựng NTM; cải cách thủ tục hành chính trong việc kinh doanh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa, cũng như khám chữa bệnh từ xa...

Việc thực hiện chuyển đổi số khu vực nông thôn là hành trình lâu dài để thay đổi về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ của người dân. Đồng thời, chuyển đổi số đi từ cơ sở không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương mà thực sự có ý nghĩa lớn trong thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn là động lực để xây dựng nông thôn hiện đại Nguồn: ITN
Chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn là động lực để xây dựng nông thôn hiện đại. Nguồn: ITN    

Cụ thể, theo chương trình phát triển chính quyền số, thì ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% công việc cấp xã, phải được xử lý trên môi trường mạng. Đồng thời 100% địa phương, đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu về kinh tế số để góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, cụ thể, phải có ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai, mục tiêu xây dựng chính quyền số, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền cấp xã đang được triển khai thực hiện. Đồng thời, ngành thông tin - truyền thông cũng chú trọng hướng dẫn các nội dung triển khai về kinh tế số, xã hội số nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị; giúp người dân tại địa phương tiếp cận các nền tảng công nghệ số trong việc kinh doanh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe từ xa, cũng như khám chữa bệnh từ xa.

Hỗ trợ, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số đối với khu vực nông thôn, tại xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu), 100% cán bộ, công chức tại xã đều được trang bị máy tính để phục vụ công việc và triển khai các ứng dụng phục vụ chuyển đổi số; nâng cấp, bổ sung thiết bị, tối ưu hóa mạng nội bộ của xã; đầu tư, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình để tham gia họp với huyện, tỉnh và Trung ương… tạo cơ sở để chính quyền địa phương có thể triển khai được mô hình chuyển đổi số cấp xã. 

Bên cạnh đó, UBND xã Bình Lợi đã triển khai sử dụng đầy đủ các phần mềm liên thông từ Trung ương, tỉnh, huyện đến xã; triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử... để đẩy mạnh xây dựng chính quyền số. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, quy trình tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính được chuyển đổi dần theo phương thức trực tuyến. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

UBND xã Bình Lợi cho biết, định hướng sắp tới về công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã, chính quyền địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, địa phương sẽ tích hợp hệ thống camera an ninh từ việc giám sát chuyển thành camera thông minh để phân tích, giám sát tình hình quản lý trật tự xã hội cũng như an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Một nội dung khác là tiếp tục đưa các sản phẩm trên địa bàn xã, nhất là các sản phẩm OCOP chủ lực lên sàn giao dịch điện tử.

Xã Bình Lợi cũng đã bước đầu phát triển xã hội số với việc triển khai các dịch vụ giáo dục thông minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy với sự tham gia của nhà quản lý, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh… Về kinh tế số, Bình Lợi đang nỗ lực triển khai đưa các nông sản nổi bật, các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của địa phương lên sàn thương mại điện tử; thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử trong người dân.

Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn
Trên đường phát triển

Cán đích trước hẹn

Mặc dù mục tiêu TP. Hà Nội đặt ra trong năm 2024 sẽ đánh giá, phân hạng khoảng 400 sản phẩm OCOP, nhưng đến hết tháng 12.2024, 30/30 quận, huyện, thị của thành phố đã hoàn thành việc đánh giá 606 sản phẩm, vượt xa mục tiêu đề ra.

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm
Địa phương

Cần mẫn “chắt lọc” những giọt mật ngọt thơm ở làng nghề hơn 50 năm

Suốt hơn 50 năm qua, hàng chục hộ dân xã Thọ Điền của tỉnh Hà Tĩnh vẫn cần mẫn ép mía, “chắt lọc” ra những giọt mật ngọt thơm. Ngày nay, sản phẩm mật mía cũng là mặt hàng được nhiều người yêu thích lựa chọn sử dụng vào dịp Tết, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Địa phương

Bình Dương: TP. Dĩ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Năm 2025, TP. Dĩ An được giao hơn 2.110 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh phát động phong trào Công dân số - Kết nối nhanh với chính quyền

App Công dân số TP. Hồ Chí Minh là cầu nối giúp người dân dễ dàng kết nối với chính quyền, phản ánh kiến nghị và tra cứu thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Ứng dụng còn cung cấp nhiều tiện ích thiết thực trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, giúp người dân cập nhật thông tin, tương tác trực tiếp với chính quyền một cách thuận tiện nhất.

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế
Địa phương

Khánh Hòa đặt mục tiêu vươn lên top 15 cả nước về quy mô nền kinh tế

Khánh Hòa đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với loạt dự án "khủng" hứa hẹn thay đổi diện mạo và thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh. Các dự án này không chỉ tập trung vào phát triển du lịch mà còn bao gồm những công trình hạ tầng quan trọng như sân bay và sân golf, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình
Địa phương

Gần 2.400 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch, Hòa Bình

Phát biểu tại Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Nhuận Trạch tại huyện Lương Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhấn mạnh, Dự án Khu công nghiệp Nhuận Trạch khi đi vào hoạt động sẽ phát huy vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ cho tỉnh.

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân
Địa phương

Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam khẳng định, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối nhiệm kỳ, năm tăng tốc, bứt phá về đích để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu theo chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Đặc biệt, Ninh Thuận sẽ tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ để tái khởi động dự án Nhà máy điện hạt nhân.

Hiệu quả từ tín dụng chính sách
Đời sống

Hiệu quả từ tín dụng chính sách

Với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực.

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai
Trên đường phát triển

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thăm, chúc tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai

Sáng 10.1, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Trung tướng Lê Đức Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai.