TPBank tiếp tục nâng cao​ khả năng quản trị rủi ro và tài chính

Dù đã đạt chuẩn Basel III từ trước đó nhưng TPBank vẫn tiếp tục nâng cao chuẩn mực này lên mức cao nhất khi triển khai tính vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ (cơ bản và nâng cao) theo Basel III, nâng khả năng quản trị rủi ro và tài chính của nhà băng này lên 1 bậc, từ đó, gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng và nhà đầu tư tiềm năng. 

Chiều ngày 31.5, TPBank đã tổ chức Lễ khởi động dự án Tính vốn theo Basel III dựa trên phương pháp Xếp hạng nội bộ bao gồm cả cơ bản và nâng cao (FIRB & AIRB).

Đạt chuẩn Basel III trước đó, TPBank vẫn tiếp tục nâng lên mức cao hơn -0
Các đại biểu tham dự sự kiện

Đến tham dự sự kiện có đại diện từ phía Ngân hàng Nhà nước – Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Cục Giám sát An toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng, cùng với các đại diện của Công ty TNHH KPMG – đối tác triển khai dự án. 

Cơ hội tiết kiệm vốn, khắc phục nhược điểm cứng nhắc của phương pháp cũ 

Hiệp ước Basel đề cập đến các hiệp ước giám sát ngân hàng do Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng ban hành với mục tiêu tăng cường sự ổn định tài chính thông qua việc cải thiện chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn thế giới.

Trong đó, Hiệp ước Basel III đưa ra các yêu cầu trọng tâm về vốn và quản lý thanh khoản. Chuẩn mực càng cao càng đòi hỏi khắt khe về vốn, cùng với việc bắt buộc áp dụng mức đệm dự phòng lớn hơn để giảm rủi ro trong hoạt động. Với phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn (SA) trước đó, các tài sản của ngân hàng được gán các trọng số rủi ro cố định, được quy định cụ thể cho từng nhóm tài sản khác nhau dựa trên mức độ rủi ro tương ứng. 

Việc này giúp các ngân hàng đảm bảo tỷ lệ thanh khoản, đòn bẩy và đủ vốn dự trữ để thích ứng với các biến động của thị trường đồng thời chống chọi với các cú sốc kinh tế. Tuy nhiên, khả năng về việc dự trữ vốn nhiều hơn cần thiết là điểm chưa được tối ưu của phương pháp này do nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lời và lợi nhuận của ngân hàng. 

Đạt chuẩn Basel III trước đó, TPBank vẫn tiếp tục nâng lên mức cao hơn -0
Ông Lê Trung Kiên- Phó Cục trưởng Giám sát an toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước

Trong khi đó, IRB cho phép các ngân hàng sử dụng các mô hình và thực tiễn quản lý rủi ro nội bộ của mình để tự đánh giá các thành phần rủi ro và mức độ rủi ro của danh mục tài sản có để từ đó tính toán yêu cầu vốn chính xác hơn so với tỷ lệ phần trăm trọng số rủi ro đơn giản được quy định bởi SA. 

Thay vì áp dụng một mức trọng số rủi ro cứng nhắc như phương pháp cũ, việc ước lượng các tham số rủi ro thông qua các mô hình cụ thể giúp cho việc đo lường rủi ro chính xác hơn, phản ánh sát nhất mức độ rủi ro của từng khách hàng/khoản vay và mang lại cơ hội tiết kiệm vốn nếu ngân hàng nắm giữ danh mục tín dụng tốt.

Nền tảng tốt trong quá khứ và cú bật nhảy trong tương lai 

Tháng 11.2021, TPBank công bố hoàn thành toàn bộ các yêu cầu của Basel III, IFRS 9 và đưa vào triển khai toàn diện ngay từ Quý IV. Tại thời điểm đó, TPBank là ngân hàng đầu tiên trên thị trường được một bên thứ 3 là Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện rà soát độc lập và công nhận về kết quả này. Trong năm 2022, khi nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang áp dụng Basel II thì TPBank đã hoàn thành triển khai Basel III, Basel III Reforms theo SA. Và đến tháng 5/2023, TPBank tiếp tục triển khai Dự án Tính vốn theo Basel III dựa trên phương pháp xếp hạng nội bộ (FIRB & AIRB). 

Để thực hiện tính toán theo IRB, Ngân hàng phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu khắt khe về chất lượng dữ liệu và quản trị mô hình. Dữ liệu sử dụng để xây dựng các mô hình IRB phải đảm bảo đồng thời về tính đầy đủ, tính toàn vẹn và tính hợp lý với độ dài tối thiểu từ 5-7 năm, do đó Ngân hàng cần đầu tư nguồn lực để thu thập dữ liệu, xây dựng và quản lý các datamart với khối lượng dữ liệu rất lớn. Đồng thời số lượng lớn các mô hình cần xây dựng, giám sát và kiểm định cũng yêu cầu Ngân hàng phải có khung quản trị mô hình mạnh với đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn cao.

Kinh nghiệm vượt qua từng “chướng ngại vật” trong quá khứ là một lợi thế để TPBank sẵn sàng cho việc tiếp tục triển khai các phương pháp nâng cao hơn. Việc thu thập dữ liệu và xây dựng các mô hình đánh giá tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS-9 trước đây đã được kiểm định bởi bên thứ ba độc lập – Ernst & Young Malaysia - cho thấy các mô hình định lượng trong hệ thống đo lường nội bộ đều có chất lượng tốt, tạo nền tảng thuận lợi để TPBank tiếp tục nghiên cứu, triển khai xây dựng và hiệu chỉnh các mô hình PD, LGD, EAD theo IRB – Basel III. Thêm vào đó, TPBank đã đưa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến như thuật toán AI, machine learning,… nhằm hỗ trợ cho công tác xây dựng và quản trị mô hình. Để thực hiện được tất cả điều này, TPBank phải hi sinh lợi nhuận trong ngắn hạn nhằm giải quyết bài toán về chi phí đầu tư lớn, đặc biệt là đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, áp dụng thuật toán nâng cao cũng như các chi phí cho việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì nhân sự có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Định hướng phát triển của TPBank là trở thành một trong những ngân hàng đi đầu trong việc tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế vào hoạt động thực tế của Ngân hàng. Chúng tôi đã làm rất tốt việc đó trong quá khứ, và đến nay, TPBank có đủ nền tảng từ công nghệ, dữ liệu và nhân sự chất lượng cao để tiếp tục triển khai việc tính vốn theo IRB vào năm nay. Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế tiên tiến này đòi hỏi Ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, chi phí, tự giới hạn các hoạt động của mình theo các yêu cầu khắt khe của các chuẩn mực nhưng TPBank sẽ vững vàng vượt qua những cú sốc của nền kinh tế để hướng đến một ngân hàng chuyên nghiệp, minh bạch và lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững”.

Phát biểu tại chương trình, ông Lê Trung Kiên - Phó Cục trưởng Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá cao định hướng đúng đắn cũng như sự chủ động của TPBank khi triển khai dự án Basel III: “Chúng ta đều nhận thấy rõ ràng vai trò của việc áp dụng chuẩn mực trong phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, bên cạnh phát triển quy mô, công nghệ. Đây là nền tảng duy trì và đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Với nền tảng sẵn có trước đó, cộng với sự tư vấn của KPMG, tôi tin rằng việc triển khai Dự án này với lộ trình hoàn thành mục tiêu ngắn như đã đề ra sẽ là một thách thức không nhỏ với TPBank, nhưng khi thành công, Dự án sẽ tạo ra bước tiến mới trong quản trị rủi ro, gia tăng thêm những giá trị cốt lõi lâu dài cho TPBank trong thời gian tới”.

Ứng dụng của IRB – con đường tiếp theo

Việc triển khai IRB không chỉ giúp Ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn mà còn góp phần nâng cao năng lực quản trị khi Ngân hàng ứng dụng các kết quả của IRB vào hoạt động kinh doanh. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của IRB là trong hoạt động quản trị tín dụng như: xác định hạn mức, định giá khoản vay, đo lường hiệu quả; song song với đó là quản lý danh mục chủ động theo các mức độ rủi ro, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và khẩu vị của Ngân hàng đối với từng danh mục rủi ro cụ thể, từ đó góp phần vào các quyết định phân bổ vốn và lập kế hoạch/chiến lược vốn hiệu quả. Bên cạnh những ứng dụng này, TPBank sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các kết quả của IRB trong quá trình triển khai dự án sắp tới để góp phần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Hiện tại, tuy chưa có khung pháp lý cho việc áp dụng tính vốn theo IRB nhưng Cơ quan quản lý đã định hướng cho các tổ chức tín dụng thí điểm triển khai Basel theo IRB là một trong những mục tiêu của ngành ngân hàng đến cuối năm 2025. TPBank đang là một trong những ngân hàng đầu tiên trên hệ thống nghiên cứu triển khai theo phương pháp này.

Việc thực hiện Dự án sẽ giúp Ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn, tăng cường các ứng dụng của IRB vào hoạt động kinh doanh và quản trị danh mục… từ đó nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tài chính, khả năng an toàn và bền vững của TPBank, góp phần củng cố niềm tin khách hàng và vị thế của TPBank trên thị trường.

Doanh nghiệp

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Khám phá Hà Nội mùa thu cùng Vietnam Airlines Festa 2024

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Với hàng loạt hoạt động đặc sắc và chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Vietnam Airlines Festa 2024 là điểm đến không thể bỏ qua của người dân Thủ đô và du khách trong những ngày thu này.

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm
Doanh nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm

Cơn bão số 3 đã qua nhưng hệ lụy còn rất lớn. Có rất nhiều việc cần cả xã hội chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng ảnh hưởng. Nhưng điều người dân, doanh nghiệp cần nghĩ tới đó là nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra rủi ro.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.