TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024

Đây là thông tin được Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan báo cáo HĐND TP tại Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023.

Sáng 6.12, HĐND TP. Hồ Chí Minh Khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 13 - Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023; xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng. 

Cụ thể hóa Nghị quyết 98

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Khai mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh Khoá X

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, Kỳ họp thứ 13 sẽ diễn ra trong 3 ngày, HĐND TP sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng như: tập trung đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Đồng thời, tập trung thảo luận, xem xét thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, đô thị, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, biên chế - tổ chức…

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ phát biểu khai mạc Kỳ họp

Bên cạnh đó, xem xét các tờ trình cụ thể hóa Nghị quyết số 98 về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực TP có nhu cầu thu hút; về phê duyệt bổ sung biên chế công chức phường theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm TP… Kỳ họp cũng đánh giá hoạt động của Thường trực HĐND TP, các Ban HĐND TP trong năm qua và góp ý cho hoạt động năm tới hiệu quả hơn.

Kỳ họp cũng sẽ tiến hành giám sát trực tiếp qua việc chất vấn theo quy định về các vấn đề kinh tế - văn hóa xã hội - y tế - giáo dục - đô thị - quốc phòng an ninh đối với các sở, ngành với các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách...

HĐND TP cũng thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND TP bầu. “Đây là một trong những hoạt động giám sát của HĐND TP theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần đánh giá uy tín, năng lực, chất lượng, hiệu quả của bộ máy nhà nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cũng là nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trên cương vị công tác” bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh.

Chủ tịch HĐND TP đề nghị các đại biểu HĐND TP nghiên cứu thật kỹ, xem xét các báo cáo, tờ trình của  UBND TP, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP, tập trung thảo luận, phân tích, từ đó đề xuất, quyết định các chủ trương, chính sách, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và tìm ra các giải pháp, qua đó, góp phần tạo sự đột phá toàn diện nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Dự kiến 8 chỉ tiêu không đạt

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Các đại biểu biểu quyết tại kỳ họp 

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, trong 21 chỉ tiêu thành phần (của 17 nhóm chỉ tiêu) kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2023, dự kiến có 13 chỉ tiêu đạt và vượt; 8 chỉ tiêu dự kiến không đạt. Năm 2023, GRDP của TP ước tăng tăng 5,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng gần 11%, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 10%.

UBND TP thống nhất xây dựng chủ đề năm 2024 là: "Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội". Ngoài ra, UBND TP đã điều chỉnh, bổ sung 18 chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2024 và được phân chia thành 5 nhóm: kinh tế, xã hội, đô thị, cải cách hành chính, quốc phòng, an ninh.

Cụ thể, nhóm kinh tế, TP đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5 - 8%, hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước; phấn đấu tổng thu du lịch đạt trên 190.000 tỉ, khách quốc tế đến khoảng 6 triệu lượt; 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ TP đến cấp huyện và phường xã thị trấn; TP. Hồ Chí Minh là 1 trong nhóm 5 tỉnh thành dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.

Về nhóm xã hội, mỗi người dân hỗ trợ tập luyện miễn phí ít nhất một môn thể dục thể thao, một loại hình nghệ thuật, được miễn phí vào tham quan các bảo tàng công lập, được miễn phí xem các chương trình nghệ thuật do các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức vào các sự kiện.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP đạt 7,5-8% trong năm 2024 -0
Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước

TP phấn đấu đạt 297 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt từ 87%; tạo việc làm mới là 140.000 chỗ. Phấn đấu đưa vào hoạt động 3 bệnh viện cửa ngõ gồm Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, khu vực Hóc Môn và khu vực Củ Chi.

Về nhóm đô thị, TP đặt mục tiêu tỉ lệ đất giao thông đạt 14,4%, mật độ đường giao thông bình quân đạt 2,4km/km2, diện tích nhà ở xây dựng mới 8 triệu mét vuông, nhà ở bình quân đầu người đạt 22,06m2/người.

Về nhóm cải cách hành chính, TP phấn đấu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP; 95% người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.

Về nhóm quốc phòng, an ninh, TP hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với 3.950 thanh niên, kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2023, nâng cao năng lực quốc phòng.

Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp liên tiếp trúng 3 gói thầu tiết kiệm ngân sách "siêu thấp" tại xã Uy Nỗ dùng gạch vụn, bê tông vỡ san nền dự án?
Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp liên tiếp trúng 3 gói thầu tiết kiệm ngân sách "siêu thấp" tại xã Uy Nỗ dùng gạch vụn, bê tông vỡ san nền dự án?

Tại dự án cải tạo, chỉnh trang tiểu công viên nghĩa trang xã Uy Nỗ, đơn vị thi công đã đổ trực tiếp gạch vụn, bê tông vỡ xuống khu vực thi công khiến người dân đặt câu hỏi về chất lượng công trình và vấn đề vệ sinh môi trường.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 23.3, Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường chủ trì buổi làm việc.

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy
Địa phương

Hà Tĩnh tạm dừng một số dự án đầu tư công để chờ sắp xếp bộ máy

Nhằm tránh chồng chéo, lãng phí, tiêu cực trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tạm dừng thực hiện một số chương trình, dự án đầu tư công và nhiệm vụ sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại
Hoạt động chính quyền

Thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại

Để thúc đẩy, phát triển đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Đồng Nai cần ưu tiên công nghệ tiên tiến (bán dẫn, dữ liệu, công nghệ thông minh, xanh); thu hút nhân tài, chuyên gia thông qua mức thù lao cạnh tranh, môi trường nghiên cứu hiện đại. Song song với đó, tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến về thúc đẩy khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp cao độ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát về bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên

Tiếp tục chương trình giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện giám sát trực tiếp tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Xã hội

Bài 1: Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Với những quyết sách mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn và quy định rõ ràng từ chính quyền địa phương nói chung, Bắc Giang nói riêng và sự vào cuộc quyết liệt từ các ngân hàng, nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)... việc mua, thuê, hoặc thuê mua nhà ở xã hội trở nên dễ dàng hơn cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Đồng thời, việc thực hiện các chính sách này trở thành nhiệm vụ quan trọng cho tất cả các cấp ngành và kể cả người dân...

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.