Giám sát hoạt động đấu thầu sử dụng ngân sách nhà nước:

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Phước Tài liên tiếp trúng các gói thầu sử dụng "vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách" tại huyện Cần Giờ

Trong vòng hơn 1 tháng, Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Thương mại Phước Tài đã trúng liên tiếp 3 gói thầu sử dụng “vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh cho huyện Cần Giờ… giai đoạn 2021 – 2025” với tổng giá trị hơn 35,5 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu bình quân của 3 gói thầu khoảng 1,5%.

z5988309636668-4c2101b71c9f40fa75b6ff1e8a309868-8295.jpg
Trụ sở Công ty TNHH Xây dựng – dịch vụ thương mại Phước Tài. Ảnh: Quang Phương

Công ty TNHH Xây dựng – dịch vụ thương mại Phước Tài (Công ty Phước Tài) liên danh với Công ty TNHH Xây dựng giao thông Tùng Đạt là đơn vị trúng thầu thi công Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo (huyện Cần Giờ). Tại Kết luận thanh tra số 385/KL-TTTP-P3 ngày 11.10.2024, Thanh tra TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều vi phạm của liên danh thi công, trong đó có việc công trình thi công dang dở và đang ngừng thi công từ tháng 11.2022. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Cần Giờ chưa thu hồi vốn tạm ứng cho đơn vị thi công với số tiền hơn 26 tỷ đồng.

Qua tài liệu, dữ liệu từ hệ thống đấu thầu cho thấy, Công ty Phước Tài (trụ sở tại đường Tam Thôn Hiệp, xã An Thới Đông, Cần Giờ) đã tham gia hơn 100 gói thầu, trong đó trúng 86 gói. Trong đó nhiều gói thầu thi công các dự án trên địa bàn huyện Cần Giờ.

Cụ thể, chỉ trong tháng 8, 9.2024, Công ty Phước Tài trúng liên tiếp 3 gói thầu sử dụng “vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh cho huyện Cần Giờ để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025”.

z5988310699846-6af120dac24b8986700154a610c09590-8336.jpg
Công nhân thi công một hạng mục công trình tại Công trình nâng cấp, sửa chữa Trường Tiểu học Bình Thạnh, ngày 11.1. Ảnh: Quang Phương

Mới nhất, ngày 16.9.2024, ông Phạm Minh Châu - Chủ tịch UBND xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) phê duyệt Quyết định số 364/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) cho Công ty Phước Tài trúng gói thầu thi công xây dựng Dự án nâng cấp đê bao và hệ thống thủy lợi đồng muối Thiềng Liềng (xã Thạnh An) với giá hơn 12,2 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách hơn 187 triệu đồng (khoảng 1,5%). Thời gian thực hiện hợp đồng 9 tháng (kể từ ngày khởi công).

Ngày 15.8.2024, Chủ tịch UBND xã Bình Khánh Võ Hoàng Tâm ký Quyết định số 707/QĐ-UBND phê duyệt KQLCNT gói thầu thi công xây dựng Công trình nâng cấp, sửa chữa Trường Tiểu học Bình Thạnh. Công ty Nghĩa Phước trúng thầu với giá hơn 9 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách hơn 190 triệu đồng (tỷ lệ tiết kiệm: 2%). Gói thầu có giá mời thầu hơn 9,2 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 180 ngày.

z5988346502515-749d6feb7e81fbcaf9c16ced64005bb2-315.jpg
Bên trong khuôn viên Trường Tiểu học Bình Thạnh, xã Bình Khánh hiện đang thi công. Hiện trường vẫn đang tổ chức cho học sinh học bình thường. Ảnh: Quang Phương

Ngày 6.8.2024, Chủ tịch UBND xã Tam Thôn Hiệp Nguyễn Thị Đẹp ký Quyết định số 280/QĐ-UBND phê duyệt KQLCNT gói thầu thi công xây dựng Dự án sửa chữa hệ thống cống, nâng cấp đường và bê tông nhựa mặt đường khu dân cư ấp An Hòa. Công ty Nghĩa Phước trúng thầu với giá hơn 14,3 tỷ đồng (đã bao gồm VAT). Qua đấu thầu tiết kiệm hơn 157 triệu đồng với tỷ lệ tiết kiệm 1%. Gói thầu này có thời gian thực hiện hợp đồng 9 tháng với giá mời thầu hơn 14,5 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 24.1.2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ có Quyết định số 62/QĐ-GDĐT phê duyệt KQLCNT gói thầu xây lắp thuộc công trình sửa chữa các trường trên địa bàn xã Bình Khánh. Trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ và Công ty Phước Tài. Giá trúng thầu hơn 5,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện, kết dư ngân sách huyện và kinh phí ngành giáo dục. Qua đấu thầu tiết kiệm ngân sách hơn 13 triệu đồng; tiết kiệm 0,25%. Giá gói thầu được duyệt hơn 5,3 tỷ đồng.

Theo dữ liệu đấu thầu, hiện Công ty Nghĩa Phước đang tham gia dự thầu tại một số gói thầu như: Duy tu mặt đường Thích Thiện Hòa (đoạn 1), xã Lê Minh Xuân, giá gói thầu hơn 14,2 tỷ đồng; Công trình sửa chữa đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây (cống Rạch Miễu – cống Gò Lớn, giá mời thầu hơn 12,5 tỷ đồng); Công trình sửa chữa đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây (giá mời thầu hơn 10,1 tỷ đồng), hai dự án do Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Long An làm chủ đầu tư; Dự án nâng cấp Trường Trung học cơ sở Lý Nhơn, giá mời thầu hơn 6,2 tỷ đồng.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.