TP. Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh hoạt động giáo dục trường ngoài công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các trường tư thục treo biển tên đúng giấy phép được cấp, tách biệt hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của nhà trường về huy động vốn, phát hành trái phiếu, ký hợp tác đầu tư tài chính.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trường ngoài công lập -0
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa ra văn bản chấn chính hoạt động các trường ngoài công lập trên địa bàn

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản số 5419/SGDĐT-GDNCL về việc chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trường ngoài công lập (trường tư thục) trên địa bàn.

Theo đó đối với trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài sau khi được phép hoạt động giáo dục phải tổ chức hoạt động theo quy định hiện hành; Khi có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung, thay đổi về một trong các nội dung được cấp phép (địa điểm hoạt động giáo dục, nội dung hoạt động giáo dục…), đơn vị phải thực hiện hồ sơ đăng ký điều chỉnh và gửi về Sở GD-ĐT xem xét và thẩm định quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

Đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, nguồn vốn đầu trong nước thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục (theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP). Sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường không được cho phép hoạt động giáo dục thì Sở GD-ĐT báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh quyết định hủy bỏ quyết định cho phép thành lập trường (khoản 4 Điều 26 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP).

Đối với trường phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài: Khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục (theo Điều 42 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP), đơn vị thực hiện hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục (theo Điều 48 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP). Sau thời hạn 2 năm kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực (theo khoản 3 Điều 42 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP)…

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh chấn chỉnh tình hình hoạt động giáo dục các trường ngoài công lập -0
Vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh xảy ra tình trạng nhiều phụ huynh đã kéo đến trụ sở Trường Tiểu học, THCS, THPT Quốc tế Mỹ (huyện Nhà Bè) để yêu cầu Chủ tịch HĐQT trường này trả nợ

Sở GD-ĐT lưu ý nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động giáo dục trong thời hạn 6 tháng trước khi Quyết định cho phép hoạt động giáo dục hết hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, các đơn vị treo biển tên trường đúng tên được ghi trong quyết định cho phép thành lập của UBND TP. Hồ Chí Minh; Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất an toàn cho học sinh.

Đối với vấn đề liên kết GD-ĐT với nước ngoài, Sở GD-ĐT lưu ý triển khai dạy học chương trình nước ngoài sau khi nhận được đầy đủ 2 quyết định: quyết định phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp do Bộ GD-ĐT cấp và Quyết định phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài do Sở GD-ĐT cấp theo quy định tại ĐIều 9 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP. Nhưng trường trước đây cho thí điểm dạy chương trình nước ngoài phải thực hiện theo văn bản số 90/UBND-VXVP ngày 9.1.2021 của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị tách biệt hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của nhà trường về huy động vốn, phát hành trái phiếu, ký hợp tác đầu tư tài chính, thành lập công đoàn cơ sở, sử dụng con dấu nhà trường đúng mục đích.

Đối với các trường tư thục có sử dụng lao động là người nước ngoài giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18.9.2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30.12.2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT.

Trường hợp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là người biệt phái từ các nước phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành về miễn giấy phép lao động

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.