Tổng tuyển cử tại Ấn Độ: Định hình vận mệnh quốc gia trong nhiều năm tới

Ấn Độ, với dân số hơn 1,4 tỷ người, đang bước vào một sự kiện mang tính bước ngoặt - bầu cử Quốc hội. Không chỉ là vấn đề quốc gia, cuộc bầu cử này còn thu hút sự chú ý của toàn cầu, thể hiện khả năng phục hồi và năng động của một trong những nền dân chủ lớn nhất thế giới. 

Nguồn: AFP/Getty Images
Nguồn: AFP/Getty Images

Cuộc tổng tuyển cử quy mô lớn ở Ấn Độ bắt đầu vào ngày 19.4, và sẽ diễn ra qua 7 giai đoạn ở các bang, kéo dài gần 6 tuần do vị trí địa lý trải dài của đất nước. Điều này bảo đảm tính toàn diện, với mọi cử tri đủ điều kiện, dù sinh sống trên đỉnh Himalaya hay giữa những con phố nhộn nhịp của Mumbai, đều có cơ hội thực hiện quyền bỏ phiếu của mình. Cuộc bầu cử sử dụng các máy bỏ phiếu điện tử được lắp tại hơn 1 triệu phòng bỏ phiếu và Ủy ban bầu cử Ấn Độ triển khai 15 triệu người để giám sát hoạt động trên. Theo kế hoạch, quá trình bỏ phiếu sẽ kết thúc vào ngày 1.6 và kết quả cuối cùng được kiểm và công bố vào ngày 4.6. Nói chung, tổng tuyển cử ở Ấn Độ là một trong những cuộc bầu cử tốn kém nhất thế giới. Năm nay, chi phí dự kiến sẽ lên tới 1,2 nghìn tỷ rupee, gần gấp đôi số tiền đã chi trong cuộc bầu cử năm 2019.

Tại sao bầu cử ở Ấn Độ thu hút sự quan tâm đặc biệt?

Năm nay, Ấn Độ sẽ có 969 triệu cử tri đủ điều kiện - chiếm hơn 10% dân số thế giới. Họ đại diện cho lực lượng cử tri lớn nhất ở bất cứ đâu, trong đó có 18 triệu cử tri lần đầu tiên đi bầu. Hơn 2.600 đảng phái chính trị đã đăng ký tham gia bầu cử. Theo hầu hết các nhà phân tích và thăm dò chính trị, ứng cử viên dẫn đầu là Thủ tướng Narendra Modi và đảng Bharatiya Janata (BJP) của ông, vốn đã nắm quyền từ năm 2014 và đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ 3.

Các chính sách của chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Thủ tướng Modi và Chính phủ BJP được nhiều người đánh giá là đã định hình lại bối cảnh chính trị và văn hóa của đất nước trong thập kỷ qua. Là quốc gia đông dân nhất thế giới và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, kết quả của cuộc bầu cử cũng sẽ có tác động trên phạm vi quốc tế. Ấn Độ đã trở thành đối tác ngày càng quan trọng đối với các quốc gia bao gồm Anh, Mỹ và Pháp, những quốc gia gần đây đã ký kết các thỏa thuận và theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Delhi.

Dấu ấn của BJP

Dẫn đầu cuộc bầu cử này có thể dễ dàng nhận định là đảng BJP, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi. Nhiệm kỳ của ông được nhiều nhà quan sát nhận định là cơn lốc cải cách kinh tế, lòng nhiệt thành dân tộc chủ nghĩa và sự khẳng định của chủ nghĩa đa số Ấn Độ giáo. Dưới sự lãnh đạo của ông, BJP đã đạt đến tầm cao chưa từng có, định hình lại cục diện chính trị và xã hội Ấn Độ.

Hiện BJP đang chiếm đa số trong Quốc hội sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2019, với 303 ghế trong khi tổng số ghế cho các đối tác liên minh của đảng này lên tới 352. Do đó, lần này, đảng khá tự tin rằng liên minh do họ dẫn đầu sẽ giành được hơn 400 trong tổng số 543 ghế của Hạ viện, từ đó củng cố hơn nữa sự thống trị của mình. Thực tế, 400 ghế thậm chí đủ đa số để sửa đổi Hiến pháp của quốc gia.

Bộ máy bầu cử của BJP, được củng cố nhờ sức thu hút của Thủ tướng Modi và mạng lưới cơ sở đáng gờm của đảng, đã đưa BJP trở thành lực lượng dẫn đầu không thể tranh cãi. Tuy nhiên, giữa bầu không khí tự tin toát ra từ đảng cầm quyền, những lo ngại tiềm ẩn vẫn tồn tại, từ chênh lệch kinh tế đến bất ổn xã hội, phủ bóng đen lên bối cảnh bầu cử.

Sức hút của Thủ tướng Narendra Modi

Thủ tướng Modi được coi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng cũng là “người của Nhân dân”. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo thuộc đẳng cấp thấp ở Gujarat, nơi ông từng giúp cha bán trà - đã giúp ông đối lập với những lãnh đạo chính trị tham nhũng. Hành trình vươn lên của ông, từ chỗ thấp bé đến đỉnh cao của nền chính trị Ấn Độ, đã gây được tiếng vang sâu sắc với quần chúng, thể hiện những đặc tính đầy khát vọng của một Ấn Độ mới, và khiến nhiều người sùng bái. Ông cũng thường gọi người dân Ấn Độ là “Modi ka Parivar”, nghĩa là gia đình của Modi. Chiến lược tiếp cận truyền thông của ông, cùng với mạng lưới các kênh truyền thông rộng khắp, bảo đảm rằng thông điệp của ông có thể thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đất nước, củng cố vị thế như nhà lãnh đạo đổi mới.

Chương trình nghị sự thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo của ông giành được sự ủng hộ lớn trong cộng đồng 80% người Hindu ở Ấn Độ, giúp ông vượt qua các rào cản về đẳng cấp và giai cấp truyền thống đề giành được phiếu bầu trong các cộng đồng nghèo hơn, nông thôn và những đẳng cấp thấp nhất, cũng như từ các cử tri thành thị giàu có hay tầng lớp trung lưu đang lên. Bên cạnh đó, ông cũng được nhiều người khen ngợi vì đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc thế giới được phương Tây săn đón.

Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho ông Modi không đồng đều trên khắp Ấn Độ. Trong khi BJP chiếm ưu thế ở các bang đông dân phía Bắc, được gọi là vành đai Hindu, thì đảng này phải vật lộn để xâm nhập vào nhiều bang phía Đông và phía Nam, đặc biệt là ở Kerala và Tamil Nadu. Do đó, trong cuộc bầu cử này, BJP tập trung nỗ lực để giành được số ghế ở miền Nam.

Bên cạnh việc nhấn mạnh vào tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc, trọng tâm chính của BJP sẽ là “sự bảo đảm của Modi”, trong đó Thủ tướng được đặt lên hàng đầu và là trung tâm của một chiến dịch cam kết phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo cho các gia đình. Ông Modi đã có chuyến công du khắp đất nước, công bố các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ rupee bao gồm sân bay và đường cao tốc, đồng thời thúc đẩy các chương trình phúc lợi của Chính phủ, bao gồm cả khẩu phần thực phẩm miễn phí, vốn được cử tri nghèo ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, trong khi nền kinh tế Ấn Độ đang phát triển, phần lớn tài sản đó vẫn tập trung ở tầng lớp thượng lưu và khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Những vấn đề lớn nhất mà phe đối lập sẽ cố gắng tận dụng để công kích BJP là tình trạng thiếu việc làm thường xuyên, đặc biệt là ở giới trẻ, lạm phát khiến cuộc sống của những người Ấn Độ nghèo trở nên ngày càng khó khăn… Do đó, để đạt được mục tiêu hoài bão giành 400 ghế đã đề ra, BJP sẽ phải đặc biệt lưu ý giải quyết những khó khăn trên.

Quốc tế

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

ITN
Quốc tế

EU quyết tâm xử lý tình trạng thuế kép bằng luật mới

Hội đồng châu Âu mới đây đã thông qua Chỉ thị FASTER, bộ quy tắc mới nhằm thiết lập các thủ tục khấu trừ thuế nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Quy định này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thuế kép đang đè nặng các nhà đầu tư xuyên biên giới, mà còn góp phần phát hiện gian lận thuế hiệu quả hơn.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung
Quốc tế

Bước leo thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Trung Quốc vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu sang Mỹ một số khoáng sản quan trọng như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Động thái này diễn ra sau khi Mỹ tung đòn trừng phạt thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, lệnh cấm mới khiến cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, đánh dấu một bước leo thang mới trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.