Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.7.2023
Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.7.2023

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 31.7.2023 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp đầu tiên Tổ công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc với UBND huyện Quế Phong, Nghệ An; thăm, tặng quà Hội chiến sĩ cách mạng bị bắt tù đày huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà họp với Ban thư ký Quốc gia Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Tọa đàm “Công tác dân nguyện của Quốc hội: Đổi mới, hiệu lực, hiệu quả”
Chính trị

Tọa đàm “Công tác dân nguyện của Quốc hội: Đổi mới, hiệu lực, hiệu quả”

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung, hiệu quả của công tác dân nguyện nói riêng, Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe, thu thập được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những phản hồi từ nhân dân, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật, bảo đảm các chính sách, pháp luật và các quyết sách đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Đây cũng chính là cơ chế để Quốc hội thông qua đó làm tốt chức năng giám sát tối cao, bảo đảm chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp”
Công nghệ

Tọa đàm “Giải phóng nguồn lực Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp”

Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ của doanh nghiệp được đề cập lần đầu tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sau đó là Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. Mục đích của Quỹ là nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy nghiên cứu, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn cho phát triển đất nước.

Tọa đàm trực tuyến “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị”
Giao thông

Tọa đàm trực tuyến “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn ở đô thị”

Văn hóa giao thông luôn là vấn đề nóng, có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia. 10 năm qua, Việt Nam đã có thay đổi lớn về hạ tầng giao thông, tỷ lệ tai nạn giao thông có giảm nhưng văn hóa giao thông vẫn chưa hình thành nếp trong đa số người dân.

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp”
Tọa đàm trực tuyến

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp”

Chia sẻ tại tọa đàm “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp” chiều 8.8, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, các đại biểu đều cho rằng, việc xử lý rác thải ở Việt Nam rất khó khăn. Khó không chỉ ở phân loại, ở độ ẩm cao, nhiệt lượng thấp, giá thành xử lý trên một tấn rác thấp so với khu vực mà bài toán khó nhất hiện nay là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý rác. Xử lý rác phải cần có công nghệ, nhưng với điều kiện ở Việt Nam dân số đông, khí hậu của chúng ta về lâu dài không cho phép sử dụng công nghệ chôn lấp.

Xử lý rác cần có công nghệ, không thể hô khẩu hiệu
Tọa đàm trực tuyến

Xử lý rác cần có công nghệ, không thể hô khẩu hiệu

Có thể nói, việc xử lý rác thải ở Việt Nam là khó nhất. Khó không chỉ ở phân loại, khó không chỉ ở độ ẩm cao, nhiệt lượng thấp, giá thành xử lý trên một tấn rác thấp so với khu vực. Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, cho rằng, xử lý rác phải cần có công nghệ, chúng ta không thể hô khẩu hiệu.

Phổ biến là công nghệ san lấp chứ không phải công nghệ xử lý rác thải
Tọa đàm trực tuyến

Phổ biến là công nghệ san lấp chứ không phải công nghệ xử lý rác thải

Theo ông Võ Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Halcom Việt Nam, hiện nay, ở Việt Nam phổ biến là công nghệ san lấp, không phải là công nghệ xử lý rác thải, mà chỉ đưa rác thải từ chỗ này sang chỗ khác. Trong tương lai, nếu có vấn đề gì xảy ra với địa chất, nước mưa... có thể sẽ dẫn tới ô nhiễm về môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngầm...

Cần phải hài hòa các yếu tố về môi trường, xã hội
Kinh tế - Xã hội

Cần phải hài hòa các yếu tố về môi trường, xã hội

Theo ông Nguyễn Cao Trí, Giám đốc Phát triển Dự án, Công ty WELLE Việt Nam, để giải quyết được vấn đề rác thải của Việt Nam hiện nay cần phải hài hòa các yếu tố về môi trường, xã hội. Ví dụ, về thành phần rác và cái tính chất rác. Yếu tố thứ hai là về tài chính, đó là cách mà chúng ta kêu gọi vốn đầu tư của tư nhân hoặc của nước ngoài để đảm bảo vốn cho dự án xử lý rác thải

Tùy vào thành phần, tính chất của chất thải để lựa chọn công nghệ phù hợp
Tọa đàm trực tuyến

Tùy vào thành phần, tính chất của chất thải để lựa chọn công nghệ phù hợp

Đồng tình với quan điểm của các đại biểu đã phát biểu tại Tọa đàm. Tuy nhiên, Ông Nguyễn Thượng Hiền, cũng có quan điểm khác. Hiện nay, về mặt công nghệ, chúng ta cần quan tâm đến hai mặt, đó là những ưu điểm, nhược điểm của từng công nghệ cụ thể, bởi không có công nghệ nào đều là ưu điểm. Chúng ta phải khẳng định, mỗi một công nghệ đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào thành phần, tính chất của chất thải để chúng ta lựa chọn công nghệ phù hợp.

70% lượng rác đang xử lý theo hướng chôn lấp
Tọa đàm trực tuyến

70% lượng rác đang xử lý theo hướng chôn lấp

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 70% lượng rác ở nước ta đang xử lý theo hướng chôn lấp. Nhưng chỉ 2% trong số này được chôn lấp đúng cách, nghĩa là đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh, bãi rác phải thu được nước thải rác... Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng, đây là một lý do mà trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 không khuyến khích loại hình chôn lấp này nữa...

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp”
Xã hội

Tọa đàm trực tuyến “Công nghệ xử lý rác - Lựa chọn nào phù hợp”

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới. Tính cuối năm 2021, trung bình mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường. Con số này ngày càng phình to và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ ở môi trường mà còn là sức khỏe của người dân. Rác thải sinh hoạt gia tăng có thể trở thành vấn đề “khủng  hoảng” môi trường, môi sinh và đang là vấn đề gây đau đầu các nhà quản lý, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để xử lý rác thải.

Đòn bẩy cho hoạt động dầu khí
Tọa đàm trực tuyến

Đòn bẩy cho hoạt động dầu khí

Theo Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than - Bộ Công thương, Nguyễn Việt Sơn, nội dung của dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) giải quyết 6 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 về chương trình xây dựng pháp luật năm 2022. Luật so với Luật Dầu khí hiện hành, có tính đòn bẩy cho hoạt động dầu khí.

Hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn mới
Tọa đàm trực tuyến

Hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn mới

Tại tọa đàm “Hoàn thiện thể chế - Đòn bẩy cho ngành Dầu khí phát triển”, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, sự điều chỉnh, sửa đổi để hoàn thiện Luật Dầu khí nhằm bảo đảm sự tương thích cũng vừa phù hợp với thực tiễn mới, bảo đảm tính hiệu quả, tính thực tiễn của luật lại vừa phù hợp với các luật mới ra đời, tránh sự vênh nhau là yêu cầu tất yếu.

Dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu
Tọa đàm trực tuyến

Dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội toàn cầu

Phát biểu tại tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than - Bộ Công thương, Nguyễn Việt Sơn, khẳng định rằng, dầu khí có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội toàn cầu. Hiện ngành Dầu khí vẫn là ngành mũi nhọn của hầu hết các quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất phục vụ sản xuất điện, nhiên liệu cho giao thông vận tải và các ngành kinh tế, cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: hóa chất, phân bón…

Đầu tư cho tuyến thủy nội địa  đang giúp giảm chi phí
Tọa đàm trực tuyến

Đầu tư cho tuyến thủy nội địa  đang giúp giảm chi phí

Theo Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Đồng Tháp,  Phạm Văn Hòa, thời gian qua, các tuyến đường thủy nội địa của chúng ta ít được đầu tư, quan tâm, dù trung ương đã xác định trong chiến lược phát triển hệ thống đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Chính phủ phê duyệt. Do vậy, việc đầu tư cho tuyến thủy nội địa là vô cùng quan trọng, bởi lĩnh vực này đang giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp mà không thua kém gì đường sắt, đường bộ. 

Quy hoạch phải gắn với tổ chức liên kết giao thông
Tọa đàm trực tuyến

Quy hoạch phải gắn với tổ chức liên kết giao thông

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân, mức đầu tư cho giao thông đường thủy nội địa cần phải quan tâm hơn thì loại hình giao thông đường thủy mới phát huy hiệu quả. Đồng thời, phải luật hóa nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế tối đa xả thải, chất thải với các loại hình giao thông đường bộ để giảm xuống; phải xây dựng, kết nối giữa các loại hình giao thông khác với giao thông thủy nội địa. Quy hoạch phải gắn với tổ chức liên kết giao thông. Chẳng hạn như bến tàu, bến cảng, bến xe có chức năng kết nối với giao thông thủy nội địa thì phải quy hoạch có điểm chung để dễ di chuyển, chi phí thấp.

EMagazine

Video

Ảnh

Infographic