Tinh gọn bộ máy - nhìn từ nền công vụ Singapore

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Công nghệ và tự động hóa: chìa khóa của hiệu quả hành chính

Singapore đặt công nghệ làm trung tâm trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào lao động con người trong khu vực công. Các nhà phân tích cho rằng, đây không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà còn là bước chuyển đổi mang tính cách mạng. Việc triển khai các ứng dụng như MyGov.sg và nền tảng Integrated Data Sharing Platform (IDSP) đã cho phép người dân thực hiện hầu hết các thủ tục hành chính trực tuyến, từ gia hạn giấy phép đến đóng thuế. Điều này không chỉ giảm thời gian chờ đợi mà còn giảm bớt áp lực cho nhân viên chính phủ, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tránh trùng lặp dữ liệu, minh chứng rõ nét cho khả năng "làm nhiều hơn với ít nguồn lực hơn".

Nguồn: 3ecpa.com.sg

Nguồn: 3ecpa.com.sg

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được áp dụng rộng rãi, từ phân tích xu hướng dân số đến dự đoán rủi ro an ninh mạng. Đây là công cụ đắc lực hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu. Ngoài ra, nền tảng thanh toán số PayNow được triển khai không chỉ giúp Singapore quản lý hiệu quả các giao dịch tài chính mà còn thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế không tiền mặt, một yếu tố quan trọng trong hành chính hiện đại.

Tinh giản biên chế tự nhiên: chiến lược hài hòa và bền vững

Thay vì sử dụng các biện pháp cắt giảm nhân sự đột ngột, Singapore áp dụng chính sách giảm biên chế tự nhiên (natural attrition). Đây là cách tiếp cận được đánh giá cao nhờ tính nhân văn và hiệu quả lâu dài. Khi công chức nghỉ việc hoặc về hưu, nhà nước không thay thế ngay mà sẽ xem xét tái phân bổ công việc hoặc sử dụng công nghệ thay thế. Singapore khuyến khích các cơ quan chuyển đổi nhân sự từ các vị trí thừa thãi sang khu vực có nhu cầu cao hơn, giúp tối ưu hóa nguồn lực hiện có.

Theo báo cáo từ Bộ Nhân lực Singapore, năm 2024, tỷ lệ giảm biên chế tự nhiên hàng năm đạt 1,5 - 2%, giúp duy trì số lượng công chức ở mức ổn định mà không cần áp dụng các biện pháp sa thải.

Đào tạo lại và nâng cấp kỹ năng: đầu tư cho tương lai

Một điểm nổi bật trong chiến lược tinh gọn nhân sự của Singapore là chính sách đào tạo lại và nâng cao năng lực đội ngũ công chức. Thay vì để nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc mới, đảo quốc sư tử cung cấp các chương trình như SkillsFuture để trang bị kỹ năng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại.

Công chức được khuyến khích tham gia các khóa đào tạo về công nghệ, phân tích dữ liệu và các vai trò quản lý hiện đại, giúp họ không chỉ thích nghi với thay đổi mà còn tăng giá trị đóng góp vào hệ thống. Thêm vào đó, thông qua các chương trình như SG Cares, Singapore khuyến khích sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để chia sẻ trách nhiệm, đặc biệt trong các lĩnh vực như chăm sóc xã hội và ứng phó khủng hoảng. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực, mà còn tạo ra hệ thống hành chính năng động và sáng tạo.

Tái cơ cấu tổ chức: đơn giản hóa và tập trung

Tái cơ cấu bộ máy nhà nước chính là một trong những yếu tố then chốt trong chiến lược tinh giản công chức của Singapore. Chính phủ luôn duy trì quy trình đánh giá định kỳ đối với các cơ quan hành chính, tổ chức và chương trình công, để bảo đảm rằng mỗi đơn vị đều thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ trọng yếu của mình, đồng thời loại bỏ những phần thừa hoặc không hiệu quả. Singapore rà soát liên tục các cơ quan nhà nước để tìm ra những chồng chéo trong nhiệm vụ và chức năng. Khi phát hiện sự chồng chéo này, nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để hợp nhất các cơ quan, tạo ra một tổ chức duy nhất với các nguồn lực được tập trung hơn, giảm thiểu việc phân bổ tài nguyên không hợp lý và tăng tính minh bạch trong quản lý. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn cải thiện khả năng ra quyết định và thực hiện các chính sách công.

Singapore cũng giải thể hoặc sáp nhập các cơ quan hoạt động kém hiệu quả. Các cơ quan không hoàn thành tốt nhiệm vụ, thiếu sự đổi mới sáng tạo hoặc không đạt được mục tiêu đề ra sẽ bị loại bỏ hoặc hợp nhất vào các đơn vị có chức năng phù hợp hơn. Đảo quốc sư tử áp dụng nguyên tắc này một cách linh hoạt và có hệ thống, qua đó giảm thiểu các tổ chức hành chính hoạt động không hiệu quả hoặc không còn cần thiết trong bối cảnh phát triển của đất nước.

Bên cạnh việc loại bỏ sự chồng chéo và kém hiệu quả, Singapore đặc biệt chú trọng đến việc xác định và tập trung tài nguyên vào các nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước. Nhà nước không chỉ tối ưu hóa quy trình hoạt động mà còn ưu tiên nhân lực và ngân sách cho những lĩnh vực cần thiết, như giáo dục, y tế, an ninh và phát triển hạ tầng. Các đơn vị nhà nước có nhiệm vụ quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong việc thực hiện các chính sách công, cũng như phát triển nền kinh tế và xã hội của Singapore, sẽ luôn được ưu tiên trong việc phân bổ ngân sách, tuyển dụng nhân sự và đầu tư công nghệ.

Nhìn chung, với cách tiếp cận linh hoạt và chiến lược dài hạn, Singapore chứng minh rằng, hiện đại hóa bộ máy nhà nước không nhất thiết phải đi kèm với những thay đổi gây sốc. Thay vào đó, sự đổi mới có thể được thực hiện một cách hài hòa, bảo đảm tính nhân văn và hiệu quả tối đa.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.