Vụ ngộ độc thực phẩm quán cơm gà ở Nha Trang khiến nhiều người nhập viện: Bộ Y tế yêu cầu làm rõ!

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế Khánh Hòa khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh trên đường Bà Triệu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa làm nhiều người có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt và đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn. 

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn số 476/ATTP-NĐTT ngày 14.3.2024 đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa triển khai gấp các nội dung sau:

Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bản tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện tuyến trên.

Tạm thời đình chỉ cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định; lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm chuyển gấp tới đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định gần nhất để xét nghiệm, xác định rõ nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến. Tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, và sử dụng thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ.

Báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.

Trước đó, trên các phương tiện truyền thông có đưa tin, ngày 13.3, các bệnh viện tại TP. Nha Trang tiếp nhận 60 bệnh nhân với các biểu hiệu nôn, sốt, đau bụng. Người bệnh cho biết, các triệu chứng trên xuất hiện sau khi ăn cơm tại quán cơm gà Trâm Anh. 

Bộ Y tế yêu cầu xác định, làm rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người nhập viện ở Nha Trang -0
Lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa thăm và kiểm tra sức khỏe bệnh nhân nghi ngộ độc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Ảnh: Báo Khánh Hòa)

Cùng ngày, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, thu dung bệnh nhân, không được chậm trễ cấp cứu cho người bệnh. Trong đó, yêu cầu người bệnh bị ngộ độc có triệu chứng nặng, trẻ em và người già ưu tiên chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Đến hết ngày 14.3, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, tổng số ca nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh là 222 ca. Trong tổng số 222 ca nghi ngộ độc, có 157 ca phải nhập viện điều trị, 55 ca được khám và kê đơn thuốc cho mang về nhà uống.

Ông Trịnh Ngọc Hiệp, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, từ ngày 13.3, sau khi tiếp nhận thông tin có nhiều người nghi ngộ độc, ngành y tế địa phương đã chỉ đạo cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh huy động tối đa nhân lực, thuốc, trang thiết bị để chữa trị cho bệnh nhân.

Đồng thời thành lập ngay đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, điều tra nguyên nhân và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Cùng với đó, lực lượng chức năng địa phương cũng đã tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh quán Trâm Anh.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.