Thủ tướng Phạm Minh Chính:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy

Chỉ ra thực tế còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp, phân quyền, năng lực cán bộ còn có mặt hạn chế, bất cập… khi trả lời chất vấn trước Quốc hội tại phiên họp sáng nay, 8.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.   

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy -0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Ngành du lịch chưa phát triển, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh

Du lịch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch bền vững là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng như lợi ích trong tương lai. Thời gian vừa qua, ngành du lịch đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, dẫn đến không khai thác hết tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy -0
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chỉ ra thực tế nêu trên, ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết, định hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian tới, nhất là việc đánh giá tổng thể tiềm năng, lợi thế hiện có và các giải pháp bảo đảm nguồn lực về tài nguyên, về vốn, khoa học công nghệ, con người và "nguồn lực mềm", đặc biệt là hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, khả thi?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tài nguyên du lịch của đất nước ta rất phong phú, cả về truyền thống lịch sử, văn hóa, cảnh quan, môi trường, đặc biệt là với chiều dài bờ biển là trên 3.000 km, trải dài từ Bắc đến Nam; người dân Việt Nam thân thiện, mến khách, cần cù, yêu lao động. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển du lịch cũng đã có. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ, thực tế ngành du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như mong đợi của đồng bào, cử tri và Nhân dân cả nước.

Về nguyên nhân, theo Thủ tướng, liên quan đến vấn đề về chính sách, thể chế, lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn nhân lực và bố trí quy hoạch để phát triển. Mặt khác, đây là ngành tuy mới nhưng mà lại có tính hội nhập cao nên sẽ có những vướng mắc, khó khăn. Ở đây có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính, Thủ tướng nói.

Để phát triển ngành du lịch, Thủ tướng cho biết, trước hết cần triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng về ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Hai là, thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng hệ thống luật pháp và Quốc hội cũng đã ban hành và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định, các bộ có thông tư liên quan… Ba là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để xác định rõ trọng tâm phát triển. Bốn là, tập trung nguồn lực cho hạ tầng du lịch. Năm là, đào tạo nguồn nhân dân phù hợp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Và thứ sáu, đây là ngành kinh tế có tính tổng hợp nên cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ hoặc các ngành.

Còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp, phân quyền

Cử tri và dư luận xã hội rất vui mừng vì ngay từ ngày đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chủ trương tập trung nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực bộ máy và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên, thực tiễn trong nhiều lĩnh vực vừa qua chưa thực sự đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy -1
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nêu vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) đề nghị, Thủ tướng Chính phủ cho biết nguyên nhân, định hướng và giải pháp cụ thể trong thời gian tới để thực hiện thành công chủ trương lớn trên?

Khẳng định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là chủ trương rất rõ để phân định rõ hơn trách nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của các cấp, tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ, việc phân cấp, phân quyền vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cử tri và Nhân dân.

Nguyên nhân, theo Thủ tướng, là bởi chưa thực hiện triệt để và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ở Trung ương, còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp, phân quyền. Năng lực cán bộ còn những mặt hạn chế, bất cập, nhất là những việc lớn, việc mới khi phân cấp, phân quyền cũng có khó khăn.

Bên cạnh đó, trong việc đáp ứng các yêu cầu của người dân, thì có việc cũng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Do đó, Thủ tướng cho rằng, giải pháp là phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc phân cấp, phân quyền; phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực. Tăng cường giám sát, kiểm tra và nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy.

Đang xây dựng chương trình đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế 2024

Đánh giá cao về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian gần đây đã đạt được những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng thu hút nguồn lực, thúc đẩy thương mại đầu tư, đặc biệt là nâng cao vị thế, uy tín của đất nước, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị, Thủ tướng Chính phủ cho biết định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2024 và thời gian tới để thích ứng với tình hình quốc tế đã và đang diễn biến phức tạp, bất thường, bất định?

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy -0
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, nước ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Triển khai đường lối đối ngoại này, nước ta cũng đã xác định các thứ tự ưu tiên.

Trên thực tế vừa qua, nước ta cũng đã thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, thực hiện một cách nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng. Dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là một "điểm sáng" để tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, thu hút nguồn lực đầu, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng cho biết, gần đây nước ta đã và đang nâng cấp quan hệ với các nước, đạt được nhiều kết quả, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược hoặc chiến lược toàn diện với 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và 20 nước G20… Đây là những nước có vị trí, vai trò quan trọng, có nguồn lực, công nghệ tiên tiến. Trong năm 2024, Thủ tướng cho biết, sẽ tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, xây dựng chương trình đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế để triển khai tốt nhất các chủ trương của Đảng, của Ban Bí thư về kinh tế đối ngoại cũng như huy động sức mạnh của kiều bào ta ở nước ngoài.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.