Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng thảo luận tổ:

Cần sớm có biện pháp kiểm soát lạm phát, giá vàng

Tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 23.5, các ĐBQH  tỉnh Hà Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng đề nghị cần có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; có biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, giá vàng...

Sớm sửa đổi Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Các đại biểu đồng tình với báo cáo của Chính phủ về bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên, trước những chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra (5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra trong năm 2023), cụ thể có một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tăng trưởng như, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP..., các đại biểu cho rằng, cần sớm có biện pháp để khắc phục khó khăn, tồn tại. Cả năm 2023 có 5/15 chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra.

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động
ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận 

Theo đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai), nhiều năm qua, chỉ tiêu về tăng năng suất lao động đều chưa đạt như kỳ vọng. Việc cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, cần phân tích, làm rõ nguyên nhân hạn chế. Từ đó, đưa ra giải pháp hiệu quả, sát thực tiễn. Chính phủ cần phải có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa về tạo việc làm, nâng cao tay nghề.

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động -0
ĐBQH Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) phát biểu ý kiến

Một số ý kiến cho rằng, cần ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia…

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động -0
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6

Liên quan đến những bất cập trong quản lý giá vàng, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng: hiện nay, giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Diễn biến thị trường vàng hiện nay với kiểu “một mình một chợ” đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi Nghị định số 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể, cần có sự thay đổi về phương thức quản lý, sửa đổi Nghị định số 24, từ đó giảm giá vàng, phù hợp hơn với giá vàng thế giới.

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Bùi Xuân Thống (Đồng Nai) bày tỏ quan điểm quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng biến động mạnh, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, gây áp lực lên thị trường ngoại tệ và tỷ giá. Vì vậy, Chính phủ cần sớm có biện pháp kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, giá vàng, không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, cần có cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất… để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. Mặt khác, Nhà nước phải điều tiết, kịp thời, hiệu quả thị trường bất động sản, đặc biệt khi thị trường có biến động, xuất hiện dấu hiệu đầu cơ, sốt, bong bóng hoặc bị đóng băng.

Lồng ghép bình đẳng giới trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Cho ý kiến về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, đại biểu Lý Thị Lan (Hà Giang) cho biết: Tại tỉnh Hà Giang, việc triển khai chính sách, pháp luật về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế. Đơn cử như, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, chính sách pháp luật về bình đẳng giới chưa sâu rộng và thường xuyên, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; việc phân tích, đánh giá tác động về giới và lồng ghép giới trong xây dựng, triển khai các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, nhất là việc lồng ghép giới trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động
ĐBQH Lý Thị Lan (Hà Giang) đóng góp ý kiến về bình đẳng giới

Từ thực tế đó, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng, rất cần sự chung tay, vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các bộ, ngành để ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về lồng ghép bình đẳng giới trong chiến lược, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực, để các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn, vận dụng triển khai thực hiện, nhất là trong việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Mặt khác, cần tiếp tục quan tâm hơn nữa về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cũng như sự tiếp cận thông tin của phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động -0
Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) hiến kế về ổn định cung cầu lao động

Đề cập đến vấn đề lao động việc làm, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (Đồng Nai) cho hay: hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đang rất “khát” nguồn lao động, nhất là các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc, gỗ. Bởi, sau đại dịch Covid-19, số lượng đơn hàng của hầu hết các doanh nghiệp đều tăng lên khiến nhu cầu sử dụng lao động tăng đột biến. Trong khi đó, vẫn có nhiều người thất nghiệp. Điều này có thể lý giải rằng, lao động phổ thông ngày càng có xu hướng làm những công việc tự do nên lao động cung ứng cho ngành công nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Để giải quyết bền vững cung - cầu lao động, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường lao động; các doanh nghiệp có giải pháp nhằm thu hút người lao động quay trở lại làm việc, hạn chế xảy ra tình trạng thiếu lao động cục bộ.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thị Như Ý, rút kinh nghiệm từ vụ tai nạn lao động nổ nồi hơi làm 6 người thiệt mạng xảy ra tại Đồng Nai vừa qua, Chính phủ cần có đánh giá trong báo về vấn đề an toàn lao động. Đồng thời, có giải pháp căn cơ về nội dung này. Trong đó, nên đề cao công tác thanh, kiểm tra về lĩnh vực an toàn lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn lao động.  

Có biện pháp cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động -0
ĐBQH Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu ý kiến

Tại phiên họp, các đại biểu cũng góp ý xoay quanh nội dung bình đẳng giới. Theo đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục, nội dung, chất lượng đánh giá tác động giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án, dự án. Triển khai có hiệu quả các đề án, chính sách, giải pháp để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Có giải pháp, chính sách kịp thời để giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực già hóa dân số, công nghệ số, thu nhập, việc làm, biến đổi khí hậu…

Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Ngày 9.4, tại TP. Trà Vinh, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế

Sáng 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy

Tại Hội nghị sáng nay, 9.4, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thường xuyên sử dụng phần mềm quản lý văn bản, tiến tới bỏ văn bản giấy. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Tashkent, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan
Chính trị

Một số hình ảnh Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tham dự Đại hội đồng IPU - 150 và thăm chính thức Uzbekistan

13h chiều 5.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế I. Karimov Tashken, bắt đầu chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150) theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva.