Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên

Đó là một trong những kiến nghị của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáng 1.4, về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về nhà giáo.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -3
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa - Trưởng đoàn khảo sát, phát biểu tại cuộc làm việc

Việc tuyển dụng giáo viên hiện nay được thực hiện theo Luật Viên chức năm 2010, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ; Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện thực hiện quy trình tuyển dụng, bố trí, sử dụng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Trần Quốc Bảo cho rằng, việc quy định phân cấp tuyển dụng viên chức như vậy chưa phù hợp, gây khó khăn cho các địa phương trong việc chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức (ngành Giáo dục được giao biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc ngành Nội vụ).

Ngành Giáo dục không được chủ động tuyển dụng, sử dụng giáo viên, điều này trên thực tế đã gây khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -2
Theo Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng, nên tính toán biên chế đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cũng như các phòng chuyên môn khác, trong khi phải đảm đương nhiều việc hơn

Ông Trần Quốc Bảo cũng kiến nghị, cần có quy chế tuyển dụng riêng để thu hút giáo viên thực sự có năng lực về chuyên môn, tâm huyết với nghề.

Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái đối với nhà giáo cần gắn với tình hình thực tế của địa phương và đặc thù hoạt động dạy học; tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên tiểu học, THCS để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng năm học.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -0
Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Ngô Xuân Ninh cho rằng, cần nghiên cứu các chính sách đối với giáo viên trên địa bàn khó khăn, nhất là với giáo viên bậc mầm non và tiểu học, vì có yếu tố đặc thù

Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định cụ thể để xác định tiêu chuẩn tuyển dụng nhà giáo; xác định quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, chế độ làm việc đối với nhà giáo; xác định điều kiện, quy trình thuyên chuyển công tác; xác định điều kiện, quy trình đánh giá, xếp loại, thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với nhà giáo.

Bổ sung chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý giáo dục tại Phòng Giáo dục và Đào tạo; trong những trường hợp do yêu cầu của nhiệm vụ, nhà giáo được bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái sang làm công tác quản lý giáo dục, không trực tiếp giảng dạy, giáo dục thì được bảo lưu thâm niên nghề nghiệp và một số phụ cấp khác như nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -1
Đại diện các trường học trên địa bàn huyện Hương Khê mong muốn có chính sách đối với giáo viên ngoài công lập, giáo viên dạy học sinh dân tộc rất ít người tại các trường công lập

Đoàn khảo sát ghi nhận sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nói chung, với đội ngũ nhà giáo nói riêng của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của huyện Hương Khê. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa - Trưởng đoàn khảo sát cho biết, việc xây dựng luật dành riêng cho nhà giáo là mong muốn đã có từ rất lâu, nhằm tác động tích cực đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo đúng hướng, đúng tầmTuy nhiên, việc xây dựng Luật Nhà giáo không dễ, vì các quy định liên quan đến đối tượng nhà giáo đang nằm rải rác khắp nơi, chồng chéo, ràng buộc lẫn nhau.

Các ý kiến tại cuộc làm việc sẽ được tập hợp, nghiên cứu, tiếp thu phục vụ quá trình thẩm tra dự án Luật Nhà giáo cũng như góp ý xây dựng các chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo, "để nhà giáo sống được bằng nghề, có điều kiện tốt nhất để hành nghề, được xã hội tôn vinh", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

Tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND cấp huyện điều tiết số lượng, cơ cấu giáo viên -0
Toàn cảnh cuộc làm việc

Huyện Hương Khê có 21 đơn vị hành chính cấp xã (1 thị trấn và 20 xã), trong đó có 4 xã (Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hòa Hải) thuộc khu vực biên giới. Toàn huyện có 126 cán bộ quản lý, 1.253 giáo viên, 126 nhân viên. Cụ thể, bậc học mầm non có 59 cán bộ quản lý, 388 giáo viên, 21 nhân viên, so với chỉ tiêu được giao còn thiếu 5 giáo viên.

Cấp tiểu học hiện có 42 cán bộ quản lý, 21 tổng phụ trách đội, 458 giáo viên, 54 nhân viên, so với chỉ tiêu được giao còn thiếu 24 giáo viên. Cấp THCS hiện có 25 cán bộ quản lý, 12 tổng phụ trách đội, 374 giáo viên (372 biên chế, 2 hợp đồng), dôi dư 9 giáo viên; 01 nhân viên hành chính. 

UBND huyện đã phải điều động biệt phái 4 giáo viên, gồm 2 giáo viên Thể dục cho cấp Tiểu học; 1 giáo viên Ngữ văn cho Trung tâm GDNN-GDTX huyện; 1 giáo viên Mỹ thuật cho Trường THPT Phúc Trạch.

Năm học 2023 - 2024, huyện Hương Khê có 63 cơ sở giáo dục với 838 lớp, 23.356 học sinh, học viên (trong đó có 59 trường công lập, 01 trường ngoài công lập và 03 nhóm trẻ độc lập tư thục). Bậc học mầm non có 22 trường và 3 nhóm trẻ độc lập tư thục với 212 nhóm lớp, 5.403 học sinh (công lập 193 nhóm lớp, 4996 học sinh; tư thục 19 nhóm lớp, 407 học sinh).

Tiểu học có 21 trường với 339 lớp, 10.736 học sinh. THCS có 12 trường với 192 lớp, 7.217 học sinh. THPT có 4 trường với 94 lớp, 3.424 học sinh và Trung tâm GDNN-GDTX huyện với 11 lớp, 484 học viên.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.