Trợ giúp pháp lý cho người nghèo

Tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo là một trong những chính sách mang tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người dân; mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường truyền thông và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Cung cấp hơn 36.000 vụ việc trợ giúp pháp lý

Theo Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp, trong 27 năm qua (1997 - 6.2024), các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã cung cấp dịch vụ pháp lý cho gần 815.000 lượt người nghèo (chiếm khoảng 33,3% tổng số người được trợ giúp pháp lý). Từ khi triển khai Luật Trợ giúp pháp lý 2017, các địa phương đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác trợ giúp pháp lý là thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mạnh Tuấn
Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Mạnh Tuấn

Kết quả, từ năm 2018 đến hết 31.5.2024, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã cung cấp 36,248 nghìn vụ việc cho người nghèo; trong đó có 22.163 vụ việc tư vấn pháp luật, 9.376 vụ việc tham gia tố tụng, 178 vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Phân theo lĩnh vực, có 8.346 vụ việc trong lĩnh vực hình sự; 12.479 vụ việc trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình; 3.416 vụ việc trong lĩnh vực hành chính và 7.476 vụ việc trong lĩnh vực khác.

Trong các vụ việc tham gia tố tụng cho người nghèo, có nhiều vụ việc thành công, hiệu quả được các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận; như người thuộc hộ nghèo được trợ giúp pháp lý được tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân, hoặc người thuộc hộ nghèo được tăng mức bồi thường thiệt hại, đòi được quyền sử dụng đất.

Mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người thuộc hộ nghèo, tuy nhiên, đại diện Cục Trợ giúp pháp lý cho biết, vẫn còn nhiều người thuộc hộ nghèo chưa biết đến dịch vụ trợ giúp pháp lý, chưa biết về quyền được trợ giúp pháp lý của người nghèo và nhóm người yếu thế. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người thực sự có nhu cầu trợ giúp pháp lý không có đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ pháp lý có thu phí nhưng không thuộc diện người nghèo (mặc dù họ còn khó khăn về kinh tế) để được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Hoàn thiện chính sách, chú trọng truyền thông

Nhiều chuyên gia chỉ ra một thực tế là một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trước yêu cầu mới về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; như quy định về điều kiện có khó khăn về tài chính hiện nay mới chỉ giới hạn trong phạm vi người thuộc hộ cận nghèo hoặc người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định, trong khi trên thực tế điều kiện có khó khăn về tài chính đa dạng hơn. Do vậy, cần nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý theo hướng mở rộng điều kiện có khó khăn về tài chính của nhóm người được trợ giúp pháp lý (theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý).

Theo đó, người thuộc hộ cận nghèo, người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, người thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình làm nông nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, người lao động thu nhập thấp, người có khó khăn đột xuất… đều được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có nhu cầu giúp đỡ pháp luật.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Châu

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức truyền thông về trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Châu

Không ít ý kiến cho rằng, hoạt động truyền thông về quyền được trợ giúp pháp lý của người nghèo chưa đạt hiệu quả như mong đợi; hoạt động phối hợp giữa các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức khác còn chưa chặt chẽ; một bộ phận người dân thuộc hộ nghèo vẫn chưa quan tâm đến quyền được trợ giúp pháp lý, nhất là người dân nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn... nên đã phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận quyền trợ giúp pháp lý miễn phí của họ.

Vì vậy, cần tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý thông qua việc triển khai nhiều cách thức truyền thông khác nhau, phù hợp với từng vùng, miền; nâng cao kiến thức, hiểu biết về trợ giúp pháp lý của đội ngũ cán bộ cơ sở, người có uy tín trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức trong việc nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, nhất là công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; bảo đảm trực trợ giúp pháp lý 24/24 giờ trong điều tra hình sự, tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đồng thời, liên thông chia sẻ các cơ sở dữ liệu có liên quan, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở để người dân có điều kiện thuận lợi tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý…

Đặc biệt, triển khai hiệu quả nội dung trợ giúp pháp lý, tạo sự đồng bộ với các hoạt động khác trong các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và các dự án, chương trình, đề án khác có nội dung trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, tập trung vào thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng; tăng cường số lượng và nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, nhất là trợ giúp viên pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về trợ giúp pháp lý của người dân thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn…

Đời sống

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.

 “Trách nhiệm - Nghĩa tình”
Đời sống

“Trách nhiệm - Nghĩa tình”

Ngày 5.12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Đoàn Thanh niên EVN đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức triển khai chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X với thông điệp “Trách nhiệm - Nghĩa tình”.

Nhiều cơ hội việc làm được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay tại ngày hội cho người lao động. (Ảnh: Thu Hằng)
Đời sống

Giải quyết việc làm thông qua việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước luôn được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quan tâm triển khai. Đây cũng được xem là nguồn lao động có tay nghề cao, cần được tận dụng và phát huy để nâng cao chất lượng cho thị trường lao động.

Thu hoạch lúa tại ĐBSCL
Đời sống

Bài cuối: Ưu tiên cao nhất cho khu vực

Mặc dù, ngành ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng khẳng định không thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho người dân, doanh nghiệp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); song, vẫn có hiện tượng một số người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Nguyên nhân được cho là "thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt; thiếu dự án/phương án khả thi; nhiều hộ gia đình chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp và chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng..." - Phó Trưởng ban Chính sách tín dụng Agribank LÊ VĂN TUẤN chia sẻ.

Không để ai bị bỏ lại phía sau!
Xã hội

Không để ai bị bỏ lại phía sau!

Với phương châm hành động "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ", NHCSXH Hà Nội đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn lấy lại tự tin; vượt lên chính mình và thực sự là những tấm gương "tàn nhưng không phế"...

Giúp chị em khẳng định vị thế
Xã hội

Giúp chị em khẳng định vị thế

Trên hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, nhiều hội viên Hội Phụ nữ của Thủ đô đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi. Với sự đồng hành, tận tình của cán bộ tín dụng chính sách, các chị đã làm đẹp thêm truyền thống ba đảm đang của người phụ nữ Việt Nam...

Cùng Thủ đô giữ thế "đầu tàu"
Xã hội

Cùng Thủ đô giữ thế "đầu tàu"

Hàng chục năm qua, những đồng vốn vi mô đã được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Nội kịp thời chuyển tải đến các đối tượng yếu thế trên địa bàn. Nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại là động lực, là nền tảng, là trụ đỡ cho người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách vượt lên chính mình, bước qua khó khăn; trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; là trung tâm đầu não chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước...

Để người lao động đón Tết đầm ấm, sum vầy
Xã hội

Để người lao động đón Tết đầm ấm, sum vầy

Với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết, Tết vui tươi, ý nghĩa, đầm ấm, sum vầy”, thời điểm này, các cấp công đoàn nhiều địa phương đã chủ động tham mưu với đơn vị, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch về lương, thưởng và tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực để đoàn viên, người lao động đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đầm ấm, vui tươi.

Chương trình Canh tác lúa thông minh của Công ty CP Phân bón Bình Điền đã cập nhật các giải pháp kỹ thuật để giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất. Ảnh: ITN
Đời sống

Giúp người nông dân làm chủ cánh đồng lúa thông minh, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Với Chương trình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long", Công ty CP Phân bón Bình Điền đã giúp góp phần tạo ra những thế hệ người nông dân Việt có tri thức, khoa học và có trách nhiệm với hệ sinh thái, ngày một nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất lúa. 

Sắp diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II- năm 2024
Xã hội

Sắp diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II- năm 2024

* Tác giả Xích Lô (Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan) đoạt Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024, vào 20h ngày 10.12 tới đây, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn, Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên
Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dự kiến, Hội nghị biểu dương sẽ diễn 2 ngày (từ 15 - 16.2.2025) tại Thủ đô Hà Nội.

Thị trường Châu Âu hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng lao động (Ảnh: Văn Thành)
Đời sống

Xuất khẩu lao động vượt kế hoạch năm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.